BVNTD

Người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng dệt may trong nước

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Đây là một tín hiệu đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước trong bối cảnh hàng năm có một lượng hàng ngoại khổng lồ, đặc biệt là các mặt hàng từ Trung Quốc nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, tổng nhập siêu nước ta đã lên tới 6,5 tỉ USD.

Cuộc vận động đã đưa ra nhiều giải pháp và thu được những kết quả tích cực. Cùng với mặt hàng dệt may, nhiều sản phẩm nội địa khác cũng đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, như sản phẩm rau quả là 58%, các sản phẩm đồ gia dụng là 49%, vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%, thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế là 26%,… Các cửa hàng, hệ thống siêu thị cũng cho bày bán nhiều hơn các loại hàng hóa mang thương hiệu Việt, cá biệt tại một số siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh như Sài Gòn Co-op, hàng Việt Nam chiếm tới 98%.

Các cơ quan ban ngành của Trung ương và địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp đang tích cực xúc tiến nhiều chương trình để nhằm hưởng ứng chủ trương của Bộ chính trị, nâng cao vị thế của hàng dệt may tại thị trường trong nước.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định, Chính phủ sẽ sớm ban hành các văn bản pháp luật để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất cũng như cạnh tranh với các mặt hàng ngoại trong đó có hàng dệt may trong nước.

Bộ Công Thương đang phát triển việc xúc tiến các chương trình để hàng Việt thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu nội địa. Trong đó có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với 22 đề án xúc tiến thương mại với kinh phí hổ trợ là 55 tỉ đồng. Bộ cũng đưa ra đề án phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo với kinh phí là 20,1 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp và hiệp hội cũng đã triển khai nhiều chương trình xây dựng hình ảnh và lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước như: Chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc” của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu, chương trình xây dựng các quỹ hỗ trợ cho đồng bào miền núi và hải đảo, các chương trình từ thiện,…. Các chương trình này đã tạo hiệu ứng tích cực tới tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa nơi hàng ngoại, hàng Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Tiềm năng để phát triển trong nước vẫn còn hết sức lớn, vì vậy ngoài công tác vận động, các doanh nghiệp dệt may trong nước phải tích cực chủ động sản xuất sản phẩm gắn với nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, để duy trì được sự cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần phải nâng cao “lòng tin” của người Việt với hàng Việt. Lòng tin chỉ có thể có được không chỉ qua khâu tuyên truyền, quảng bá và các hỗ trợ của cơ quan quản lý mà còn xuất phát từ chính nội lực của doanh nghiệp.

Bên cạnh nhiều vấn đề bất cập mà hàng dệt may đang phải đối mặt thì việc tạo dựng kênh phân phối hiệu quả tới tay người tiêu dùng là vấn đề được doanh nghiệp đề cập khá nhiều. Hiện tại, chi phí cho khâu phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Điều này làm đẩy giá cả sản phẩm khi đưa ra thị trường và cũng làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa.

Vấn đề mẫu mã sản phẩm gần đây đã được cải thiện. Các công ty dệt may lớn trong nước đã chú trọng hơn trong khâu thiết kế, đặc biệt là sử dụng các chuyên gia thiết kế giỏi trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhìn chung mẫu mã sản phẩm trong nước còn chưa bắt kịp với thị hiếu người tiêu dùng. Điều này còn vì thực tế là hàng dệt may là hàng có thị hiếu mẫu mã thay đổi rất nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên thăm dò, cập nhật để nắm bắt được nhu cầu chung của các bộ phận và tầng lớp người tiêu dùng.

Song song với các cuộc vận động, Nhà nước cần phải tăng cường công tác giám sát và quản lý hoạt động buôn bán, làm hàng giả. Thực trạng hàng dởm, hàng sản xuất tại Trung Quốc nhưng nhái mẫu mã và dán mác “Made in Vietnam” còn xuất hiện khá phổ biến. Những loại hàng này không chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn cho cả thương hiệu hàng Việt Nam nói chung. Đặc biệt, càng đi sâu vào các vùng sâu vùng xa, hàng Trung Quốc và hàng Trung Quốc nhái hàng Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều và vẫn chiếm vị trí hoàn toàn áp đảo so với hàng dệt may trong nước.

Nhìn tổng thể diễn biến của thị trường và tâm lý người tiêu dùng có thể thấy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có tác động tích cực tới hàng Việt Nam nói chung và hàng dệt may tại thị trường trong nước. Vấn đề là Nhà nước cùng với doanh nghiệp và hiệp hội cần tiếp tục quan tâm, đầu tư thời gian và nhân lực để giữ vững nâng cao hơn nữa lòng tin của người tiêu dùng dành cho sản phẩm trong nước. Đây là vấn đề tiên quyết ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng Việt Nam và sự phát triển của ngành dệt may nói chung trên thị trường nội địa.

Lê Duy

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương