edf40wrjww2News:News_Content
1. Các hành vi bị cấm theo quy định Dự thảo Luật Cạnh tranh
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng sức mạnh thị trường. Theo quy định thường gặp trong pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới, Dự thảo Luật cũng bao gồm hai nội dung cơ bản trong Dự thảo Luật . Thứ nhất, Dự thảo Luật quy định cấm những thỏa thuận, hành vi thông đồng hạn chế cạnh tranh và quy ước của Hiệp hội thương mại gây ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh tại Hồng Kông. Thứ hai, các hành vi bị cấm là những hành vi gây hạn chế cạnh tranh bởi các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thực hiện tại Hồng Kông. Ngoài ra, các quy đinh cũng được áp dụng đối với các hành vi thực hiện bên ngoài lãnh thổ nhưng gây tác động hạn chế cạnh tranh lên thị trường tại Hồng Kông.
Hoạt động sáp nhập. Dự thảo Luật đưa ra chế độ kiểm soát hoạt động sáp nhập & mua bán trên lĩnh vực cụ thể đó là: các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông bị cấm không được thực hiện mua bán, sáp nhập trong các trường hợp gây ra quan ngại đáng kể đến cạnh tranh tại Hồng Kong. Quy định này trên thực tế không phù hợp với quy định quốc tế. Hầu hết pháp luật cạnh tranh các nước coi đây là nội dung cơ bản thứ ba, nhằm kiểm soát các hoạt động sáp nhập & mua bán giữa các lĩnh vực khác nhau.
2. Đối tượng điều chỉnh của Dự thảo Luật Cạnh tranh
Các doanh nghiệp. Đối tượng điều chỉnh của Dự thảo Luật là các “doanh nghiệp”, tham gia vào bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, cho dù tình trạng pháp lý hoặc cơ cấu tài chính như thế nào đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Dự thảo Luật .
Cơ quan pháp định. Chính phủ sẽ có quy định miễn trừ tất cả “Cơ quan pháp định” trừ trường hợp được quy định tại pháp luật văn bản thứ cấp được ban hành bởi Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh. Quy định miễn trừ khá rộng đối với cơ quan pháp luật- ví dụ các doanh nghiệp được thành lập theo Dự thảo Luật – không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Các đối tượng khác. Chủ tịch Hội đồng có thể đưa ra quy định miễn trừ cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
3. Các hành vi được miễn trừ, hành vi không thuộc đối tượng điều chỉnh của Dự thảo Luật cạnh tranh
Các thỏa thuận nâng cao hiệu quả kinh tế. Những thỏa thuận thúc đẩy hiệu quả kinh tế sẽ được phép hưởng miễn trừ trong một số trường hợp nhất định. Các bên tham gia thỏa thuận sẽ có quyền tự đánh giá và nộp đơn xin hưởng miễn trừ lên Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng sẽ có thẩm quyền xem xét và chấp thuận có cho hưởng miễn trừ hay không.
Những lĩnh vực dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nói chung. Dự thảo Dự thảo Luật cũng cho phép hai hành vi được miễn trừ đối với tất cả doanh nghiệp, với bất kỳ loại hình doanh nghiệp gì, thực hiện nghĩa vụ ủy thác theo Quyết định của Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế, khi trường hợp các quy định pháp luật cạnh tranh gây cản trở đến việc thực hiện nghĩa vụ kinh doanh được giao.
Các hành vi miễn trừ trong lĩnh vực chính sách công. Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ không áp dụng luật cạnh tranh trong lĩnh vực chính sách công và coi đây là ngoại lệ.
Các hoạt động sáp nhập được miễn trừ. Các hoạt động mua bán & sáp nhâp gây quan ngại hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực truyền tải viễn thông vẫn được hưởng miễn trừ trong trường hợp hiệu quả kinh tế có thể bù đắp được những tác động hạn chế cạnh tranh. Sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông sẽ được quyết định bởi Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh và được coi là ngoại lệ được hưởng miễn trừ trong khu vực chính sách công.
4. Thực thi pháp luật
Quá trình thực thi. Luật pháp cạnh tranh quy định việc thành lập mô hình cơ quan tư pháp thực thi luật cạnh tranh trong đó Hội đồng Cạnh tranh có chức năng điều tra và truy tố các hành vi phản cạnh tranh, phán quyết vi phạm sẽ do Tòa án Cạnh tranh quyết định – và những quyết định này sẽ được xem xét cũng như kháng cáo bởi Tòa phúc thẩm Hồng Kông. Trong lĩnh vực viễn thông và phát thanh truyền hình, các nhà quản lý chuyên ngành và Cơ quan cạnh tranh sẽ phối hợp thực thi pháp luật cạnh tranh.
Quyền khởi kiện. Những đối tượng chịu ảnh hưởng hoặc thiệt hại do các hành vi đã quy định trong luật cạnh tranh gây ra sẽ có quyền khởi kiện. Tòa án Cạnh tranh sẽ chỉ có thẩm quyền phán quyết khi nguyên đơn cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh. Nếu hành vi chỉ đơn thuần vi phạm Luật Cạnh tranh, thủ tục tố tụng cạnh tranh sẽ được tiến hành và đưa ra trước Tòa án sơ thẩm. Trong cả hai trường hợp trên, thủ tục tố tụng cạnh tranh sẽ được tiến hành xử lý như một vụ đơn lẻ hoặc một vài vi phạm sẽ được xử lý cùng một lúc.
Quy định khoan hồng. Bộ Luật dự kiến sẽ đưa ra quy định về chế độ khoan hồng do Hội đồng Cạnh tranh quyết định đối với các hành vi vi phạm, nếu các bên vi phạm hợp tác trong quá trình điều tra, có thể sẽ không phải chịu mức phạt tiền
Chế tài xử phạt. Các biện pháp khắc phục áp dụng bởi Tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, bao gồm phạt tiền, khắc phục thiệt hại và chấm dứt hành vi. Luật cũng tính đến khả năng ấn định mức phạt không chỉ đối với doanh nghiệp tham gia hành vi mà bất kỳ cá nhân nào có liên quan đến vi phạm. Mức phạt tối đa đối với 1 hành vi lên đến 10% doanh thu năm trước thực hiện hành vi của doanh nghiệp vi phạm.
Để biết thêm chi tiết về nội dung và đóng góp ý kiến đến Luật, tham khảo thêm Bảng tóm tắt Dự thảo Luật Cạnh tranh Hồng Kông, đăng tải trên website cơ quan cạnh tranh.