BVNTD

Những toan tính khó đoán trong thương vụ mua lại Yahoo

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Rất rõ ràng rằng, cả Microsoft và Google đều đang cân nhắc tham gia thương vụ mua lại Yahoo. Mỗi bên có lý do riêng để quan tâm tới Yahoo, bởi suy cho cùng, dù công ty này vướng vào một loạt vấn đề tài chính lẫn điều hành thì nó vẫn đang sở hữu một số lượng truy cập lên tới 700 triệu lượt/tháng. Tuy nhiên, lại có một điểm chung giữa hai ông lớn này: không bên nào muốn trực tiếp mua lại hay điều hành Yahoo.

Thay vào đó, Microsoft và Google đều đang tính toán việc cung cấp các khoản tín dụng cho các quỹ đầu tư hay các tổ chức khác để mua lại Yahoo. Các nguồn tin thân cận cho biết, Google Inc. đã đàm phán với ít nhất hai  quỹ đầu tư về một khoản tài trợ cho kế hoạch mua lại các hoạt động kinh doanh lõi của Yahoo. Những buổi đàm phán này đều diễn ra dưới hình thức các buổi nói chuyện sơ bộ, chứ chưa hề có một cuộc đàm phán chính thức nào. Nguồn tin cho biết thêm, Google cũng chưa chắc đã theo đuổi vụ mua bán và đồng thời, tên của các quỹ đầu tư này cũng được giấu kín.

Về phần mình, Microsoft cũng đang cân nhắc chi nhiều tỷ USD cho một liên doanh giữa hai quỹ đầu tư Silver Lake Partners và Pension Plan Investment Board của Canada để mua lại Yahoo, đồng thời chi tiền để mua cổ phiếu ưu đãi của Yahoo. Nguồn tin cho biết, Microsoft bằng cách này có thể hạn chế rủi ro của một thương vụ mua bán trực tiếp, bởi lẽ nếu có vấn đề gì với Yahoo, cổ phiếu ưu đãi sẽ cho phép Microsoft được hoàn tiền trước các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường. Ngoài ra, cho những quỹ đầu tư vay tiền để mua Yahoo lại đem về một khoản lãi lớn cho Microsoft.

Như vậy, vai trò của Google và Microsoft trở thành một khía cạnh kỳ lạ trong vòng xoáy xung quanh thương vụ mua lại Yahoo đang diễn ra ở thung lũng Sillicon. Trong khi các quỹ đầu tư miệt mài nghiên cứu trực tiếp mua Yahoo, các đại gia công nghệ giàu có như Microsoft hay Google lại đứng ngoài và đóng vai trò như những ngân hàng đi cấp tín dụng cho thương vụ này.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính khiến hai đại gia công nghệ này phải kiếm đường vòng là những rào cản chống độc quyền của các nhà làm luật. Tại Mỹ, mọi thương vụ liên quan đến những hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft và Yahoo đều có thể khiến các nhà chống độc quyền soi xét.

Bên cạnh đó, ai cũng biết Microsoft và Google đang ngồi trên một đống tiền mặt, còn các quỹ đầu tư tài chính lại đang rất chật vật trong việc huy động vốn cho những thương vụ lên tới hàng tỷ USD như thế. Bởi vậy, việc hai đại gia cho vay với lãi suất cao để mua Yahoo và đồng thời góp một phần tiếng nói vào tương lai của Hãng có lẽ hấp dẫn hơn là dấn thân vào cuộc đua và chẳng thu được đồng lợi nhuận nào.

Những cái lợi cho Google hay Microsoft nếu mua lại được Yahoo là điều rất rõ ràng. Microsoft vừa hoàn thành mua lại dịch vụ truyền thông trực tuyến Skype và việc sở hữu Yahoo sẽ giúp hãng này tích hợp hai dịch vụ lại với nhau, tạo ra một sản phẩm mới với số lượng người dùng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, Microsoft hiện đang có một trang web liên minh với Yahoo, trong đó dịch vụ tìm kiếm Bing của Microsoft sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm trên website này, còn Yahoo bán quảng cáo dựa trên các kết quả tìm kiếm đó. Bởi thế, Microsoft có lý do chính đáng để lo lắng về số phận của liên minh ấy nếu Yahoo thay đổi chủ sở hữu.

Trong khi đó, Google đang rất hào hứng với ý định bán quảng cáo thông qua các website của Yahoo, trong đó có Yahoo News hiện đang là website tin tức trực tuyến có lượng truy cập lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Yahoo lại có quan hệ thân thiết với rất nhiều hãng truyền thông như ABC News mà Google thèm muốn.

Google cũng có thể sử dụng Yahoo để quảng bá chính các sản phẩm của mình, như việc đưa Google Plus hơn 700 triệu lượt người truy cập của Yahoo mỗi tháng.

Cũng với lý do cạnh tranh, Google dường như cũng không muốn Microsoft có được Yahoo. Nếu thành công, Google có thể giật Yahoo khỏi tay Microsoft một khi hợp đồng kể trên giữa hai đối tác này đáo hạn, thay vào đó là dịch vụ tìm kiếm của chính Google sẽ phối hợp với việc quảng cáo của Yahoo.

Cuối tháng 9 vừa qua, sau khi Yahoo bất ngờ sa thải CEO Carol Bartz, Công ty từ đó đã chủ trương bán mình cho các quỹ đầu tư tiềm năng. Suốt trong một thời gian dài, Yahoo đã không thể tăng doanh thu, cho dù mạng Internet đang mở rộng 20% mỗi năm.

Các quỹ đầu tư và các công ty công nghệ tỏ ra quan tâm tới Yahoo ngày một tăng và sự có mặt của cả Google và Microsoft dường như khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Tuy thế, chưa một ai công khai ý định theo đuổi đại gia Internet một thời. Thậm chí, các quỹ đầu tư cho biết, họ không sẵn sàng trả cao hơn mức giá thị trường hiện tại của Yahoo là 20 tỷ USD và nói rằng, mức giá ấy đã bao hàm cả kỳ vọng của thị trường vào một vụ sáp nhập sắp tới.

Trí Dũng (Tổng hợp)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương