BVNTD

Pháp luật về Cạnh tranh không lành mạnh tại Đài Loan.

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan được dự thảo từ những năm đầu của thập niên 80 (1980s) cùng với quá trình thực thi các chính sách phát triển của chính phủ nhằm toàn cầu hóa và tự do hóa nền kinh tế Đài Loan, với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế Đài Loan thành nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Bản dự thảo Luật đã dành được sự quan tâm nhiều từ dư luận cũng như từ các học giả bởi sự ra đời của Luật Thương mại lành mạnh sẽ có tác động quan trọng tới nền kinh tế. Sau 10 năm (5 năm hoàn thành bản dự thảo và 5 năm chỉnh sửa), Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan đã được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04 tháng 2 năm 1991. Sau 01 năm dành cho cộng đồng doanh nghiệp tự điều chỉnh hành vi theo các quy định của Luật, Luật bắt đầu được thực thi bởi Hội đồng Thương mại lành mạnh Đài Loan. Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan đã được chỉnh sửa 02 lần vào các năm 1999 và 2000.

            Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan ra đời với rất nhiều mục đích, không chỉ nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mà còn nhằm duy trì trật tự cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy tính ổn định và sự thịnh vượng của toàn bộ nền kinh tế.

            Tương tự Luật Cạnh tranh Việt Nam, Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi thương mại không lành mạnh và hoạt động bán hàng đa cấp. Các hành vi thương mại không lành mạnh được quy định từ điều 19 đến điều 24 trong Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan, bao gồm các dạng hành vi: hành vi làm hàng giả, quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo sai sự thật, hành vi gièm pha/nói xấu doanh nghiệp khác, và các hành vi giả dối hoặc hành vi không lành mạnh gây ảnh hưởng tới trật tự thương mại trên thị trường một cách rõ ràng.

            Điều 19 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Doanh nghiệp không được có một trong các hành vi sau đây có thể gây cản trở cạnh tranh hay hạn chế cạnh tranh lành mạnh:

1. Ép doanh nghiệp khác không tiếp tục cung ứng, mua hay thực hiện giao dịch với một doanh nghiệp cụ thể nhằm mục đích gây tác hại đến doanh nghiệp này.

2. Đối xử với doanh nghiệp khác một cách phân biệt mà không có lí do chính đáng;

3. Ép đối tác thương mại của đối thủ cạnh tranh kinh doanh với mình bằng việc ép buộc, hối lộ, hay các phương thức bất hợp lí khác.

4. Ép doanh nghiệp khác tự hạn chế cạnh tranh về giá, hay ép doanh nghiệp khác tham gia vào hành động hợp nhất hay tập trung thông qua ép buộc, hối lộ, hay các phương thức bất hợp lí khác;

5. Dành được bí mật sản xuất và kinh doanh, thông tin liên quan đến đối tác thương mại hay công nghệ khác liên quan đến bí mật của doanh nghiệp khác bằng việc ép buộc, hối lộ, hay bằng bất kì phương thức bất hợp lí nào khác; hoặc

6. Hạn chế hoạt động kinh doanh của đối tác thương mại một cách bất hợp lí bằng các phương thức yêu cầu cam kết kinh doanh.”

            Nhìn chung, các hành vi được miêu tả trong điều luật trên có các đặc điểm giống với hành vi Ép buộc trong kinh doanh được quy định tại Điều 42 LCT Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ hơn nữa, có thể thấy một số điểm khác cơ bản và một số hành vi có liên quan đến một dạng hành vi khác. Thứ nhất, Điều 19 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan không đề cập tới sự ép buộc khách hàng mà chỉ đề cập tới ép buộc các doanh nghiệp khác trong khi Điều 42 bao gồm cả việc ép buộc khách hàng của doanh nghiệp khác. Thứ hai, phương thức ép buộc được nêu tại Điều 19 là “ép buộc, hối lộ, hay các phương thức bất hợp lí khác” trong khi tại Điều 42 đó là “hành đe dọa hoặc cưỡng ép”; như vậy có sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai điều luật của Việt Nam và Đài Loan ở đây là phương thức ép buộc thông qua “hối lộ” được quy định trong Luật Đài Loan nhưng không được quy định trong Luật Việt Nam.

Song song với Luật Thương mại lành mạnh, Ủy ban thương mại lành mạnh Đài Loan còn ban hành các hướng dẫn (Guidelines) nhằm hướng dẫn chi tiết về các hành vi thương mại không lành mạnh được quy định trong Luật. Trong hướng dẫn chi tiết cho Điều 19 Luật Thương mại lành mạnh, Ủy Ban thương mại lành mạnh Đài Loan đã đưa ra các tiêu chí để quyết định xem có hay không các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một doanh nghiệp bị coi là “có thể hạn chế cạnh tranh lành mạnh”. Theo đó, để quyết định xem một doanh nghiệp có thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh lành mạnh hay không, hành vi đó phải được xem xét một cách chung hoặc tách biệt nhau, xem “các phương pháp cạnh tranh” được sử dụng bởi doanh nghiệp có lành mạnh không và xem “kết quả của phương pháp cạnh tranh” có làm suy yếu “chức năng cạnh tranh tự do trên thị trường” hay không. Mỗi khoản trong Điều 19 đã được định nghĩa tương đối rõ ràng, tuy nhiên trong các trường hợp khác chưa được quy định cụ thể, mỗi vụ việc phải được xem xét và xác định một cách riêng lẻ, dựa theo phạm vi đạo đức xã hội và kinh doanh bị vi phạm để xác định xem nó có phải là hành vi không lành mạnh không. Khi tính phi lành mạnh của hành vi cạnh tranh là không rõ ràng, việc xem xét cần tập trung vào việc kết quả của hành vi cạnh tranh làm tăng hay giảm cạnh tranh trên thị trường.

Tương tự với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 40, Luật Cạnh tranh Việt Nam, Điều 20 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Không doanh nghiệp nào được có một trong các hành vi sau đây đối với hàng hóa hay dịch vụ mà nó cung ứng:

1. Sử dụng giống nhau hay tương tự, tên cá nhân, tên thương mại hay tên công ty, hay thương hiệu của doanh nghiệp khác, hay vỏ contenơ, bao bì, hay hình thức hàng hóa của doanh nghiệp khác, hay bất kì biểu trưng nào khác mà tượng trưng cho hàng hóa của người này, được biết đến bởi các doanh nghiệp hay người tiêu dùng liên quan, cũng như gây nhầm lẫn với hàng hóa của người này, hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng biểu trưng này.

2. Sử dụng giống nhau hay tương tự, tên cá nhân, tên doanh nghiệp hay tên công ty, hay nhãn hiệu dịch vụ của doanh nghiệp khác, hay bất kì biểu tượng nào khác mà nó tượng trưng cho hàng hóa hay dịch vụ của người này, mà nó đươc biết đến bởi doanh nghiệp hay người tiêu dùng liên quan, cũng như gây nhầm lẫn với các phương tiện,  hoạt động kinh doanh hay dịch vụ của người này; hoặc

3. Sử dụng hàng hóa giống nhau hay tương tự mà nhãn hiệu của nó là giống nhau hay tương tự với một thương hiệu nước ngoài nổi tiếng mà không được đăng kí trong quốc gia này; hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng thương hiệu này.

Điều khoản trên sẽ không áp dụng với bất kì trường hợp nào sau đây:

1. Sử dụng theo cách thông thường tên chung liên quan đến hàng hóa hay biểu trưng chung thường được sử dụng trong mua bán các loại hàng hóa giống nhau; hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng tên hay biểu trưng này.

2. Sử dụng theo cách thông thường tên hay biểu trưng mà thường được sử dụng trong mua bán loại hình dịch vụ kinh doanh tương tự;

3. Sử dụng tên riêng của một người có uy tín tốt, hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng tên này; hoặc/hay

4. Sử dụng theo cách giống nhau biểu trưng có uy tín tốt liên quan đến mục 1 hay 2 của phần trên trước khi biểu trưng này trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng hay doanh nghiệp liên quan, hoặc sử dụng biểu trưng này bởi bất kì người kế nghiệp mà được hưởng biểu trưng này cùng với doanh nghiệp từ một người tiền nhiệm; hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng biểu trưng này.

Khi một doanh nghiệp nào đó có bất kì hành vi nào trong các hành vi dược thể hiện trong Mục ba hay bốn của đoạn trước mà có thể gây hại hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp, hàng hóa, phương tiện, hay các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp sau có thể yêu cầu doanh nghiệp trước để sửa lại biểu trưng thích hợp trừ phi doanh nghiệp trước chỉ vận chuyển hàng hóa này.”

            Như vậy, không chỉ quy định chi tiết hơn về các loại hành vi bị coi là gây nhầm lẫn, điều luật trên còn có quy định về các trường hợp ngoại lệ mặc dù sử dụng các chỉ dẫn giống với một chỉ dẫn nào đó nhưng được coi là cách sử dụng thông lệ trong kinh doanh.

Điều 21 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Không doanh nghiệp nào tạo ra hay sử dụng các biểu tượng hay biểu trưng gây nhầm lẫn hay sai lệch như là giá cả, số lượng, chất lượng, nội dung, quá trình sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, phương pháp sử dụng, mục đích sử dụng, nơi xuất xứ, nhà sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, hay nơi gia công hàng hóa hay trong các mục quảng cáo, hay bằng bất kì cách nào khác làm cho công chúng biết đến.

Không doanh nghiệp nào sẽ bán, vận tải, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng các biểu trưng gây nhầm lẫn liên quan như được đề cập ở trên.

Hai khoản trên sẽ áp dụng có sửa đổi đối với dịch vụ của doanh nghiệp

Khi bất kì cơ quan quảng cáo nào sản xuất hay thiết kế sản phẩm quảng cáo mà nó được nhận thấy hay có thể được nhận biết là gây nhầm lẫn, nó sẽ phải chịu toàn bộ hay từng phần đối với sản phẩm quảng cáo này về các thiệt hại gây ra. Khi bất kì phương tiện quảng cáo truyền thông hay xuất bản quảng cáo mà nó được biết hay có thể được biết là có thể gây ra nhầm lẫn cho công chúng, nó sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hay từng phần đối với sản phẩm quảng cáo này về những thiệt hại gây ra.” Quy định tại điều này tương tự với quy định tại khoản 2,3 Điều 45 Luật Cạnh tranh Việt Nam về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên không có quy định về quảng cáo so sánh được nêu ra.

Tương tự với quy định về gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác, Điều 22 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định như sau: Không doanh nghiệp nào sản xuất hay phổ biến bất kì bản thông cáo sai lệch nào mà có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh”.

Liên quan đến hành vi bán hàng đa cấp bất chính, quy định trong các Điều 23, 23-1, 23-2, 23-3, 23-4 quy định rất chi tiết và có nhiều điểm giống với quy định bán hàng đa cấp của Luật Cạnh tranh Việt Nam, ví dụ như qui định về việc cấm hưởng lợi từ kinh doanh đa cấp  chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp hơn là thông qua tiếp thị hay bán hàng hóa dịch vụ ở các mức giá hợp lý hay quy định về cam kết mua lại với mức giá ít nhất 90% giá mua ban đầu …

Ngoài ra, Điều 24 cũng là điều khoản quét giống như quy định tại Khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh tranh Việt Nam: Ngoài những điều khoản được đề cập trong Luật này, không doanh nghiệp nào được có hành vi không lành mạnh hay gian dối mà có thể ảnh hưởng đến trật tự thương mại”.

            Qui định về hành vi khuyến mại được quy định tại Hướng dẫn của Ủy Ban Thương mại lành mạnh về các trường hợp liên quan đến khuyến mại bằng các phương thức tặng quà và trao giải thưởng, cụ thể tập trung quy định về trị giá của quà tặng được phép sử dụng cho mục đích khuyến mại. Bên cạnh đó, Ủy Ban cũng ban hành hướng dẫn về thực thi chính sách về hiệp hội thương mại, theo đó hiệp hội thương mại là các tổ chức được thành lập để thúc đẩy các quan hệ giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành thương mại, mang lại lợi ích chung, và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Mục đích của Hướng dẫn này là nhằm hỗ trợ các hiệp hội thương mại trong việc hiểu biết và duy trì các quy định liên quan của Luật Thương mại lành mạnh và để cung cấp các ý kiến cho Ủy Ban thương mại lành mạnh trong việc xử lí các vụ việc liên quan. Hướng dẫn đã quy định chi tiết các hành vi của hiệp hội thương mại có thể vi phạm Luật Thương mại lành mạnh, trong đó có thể kể đến một số hành vi không lành mạnh bị cấm như: hạn chế việc ra, nhập ngành của các doanh nghiệp trên thị trường cụ thể, áp đặt các hạn chế về chủng loại, qui cách, hay hình thức của hàng hóa hoặc dịch vụ, hạn chế việc mở rộng khả năng sản xuất hay quy mô dịch vụ, ép buộc các thành viên đối xử với các thành viên khác phân biệt hoặc đối xử không công bằng với thành viên khác trong hiệp hội…

            Không chỉ có quy định chung về các hành vi quảng cáo không lành mạnh nói chung, Ủy Ban Thương mại lành mạnh Đài Loan còn ban hành các hướng dẫn cụ thể về quảng cáo trong ngành ngân hàng, quảng cáo trong lĩnh vực bất động sản, quảng cáo trong lĩnh vực thiết bị điện. Các hướng dẫn này không những tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ủy Ban trong việc thực thi Luật thương mại lành mạnh mà còn giúp sự chồng chéo giữa các Luật Chuyên ngành khác nhau và Luật Thương mại lành mạnh.

Hoàng thị thu trang.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương