BVNTD

Phiên họp lần thứ hai của Nhóm Công tác triển khai các Cam kết về Doanh nghiệp nhà nước trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

24/07/2020

     Tham dự Phiên họp có đại biểu của 11 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam đã tham dự phiên họp. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên họp gồm đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Bộ Công Thương.

     Tại Phiên họp, đại biểu các nước đã thảo luận về thực trạng các chính sách quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước của các nước thành viên và đề xuất cơ chế hợp tác kỹ thuật nhằm triển khai hiệu quả các cam kết trong Chương 17 về Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền trong Hiệp định CPTPP.

     Các đại biểu đoàn Việt Nam đã nhiều đóng góp tích cực vào tất cả các nội dung trong phiên họp. Những ý kiến đóng góp và thông tin cập nhật của Việt Nam đã được các thành viên CPTPP đánh giá cao. Kết thúc phiên họp, các nước thành viên cũng khảng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện hiệu quả hơn các cam kết về doanh nghiệp nhà nước của Hiệp định này trong thời gian tới.

     Một số điểm chính trong Chương 17 về Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền trong CPTPP:

     Các nghĩa vụ chính

     Các nghĩa vụ chính theo Hiệp định bao gồm: (1) Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải hoạt động theo cơ chế thị trường; (2) Các DNNN không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư; (3) Minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố; và (4) Nhà nước không trợ cấp quá mức, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác.

     Cam kết của Việt Nam

     Các nghĩa vụ của Hiệp định chỉ áp dụng với các DNNN vượt ngưỡng doanh thu nhất định. Theo đó, các DNNN có doanh thu hàng năm dưới 16.000 tỷ VNĐ (vào thời điểm khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực) và dưới 6.500 tỷ VNĐ (khi Hiệp định có hiệu lực được 5 năm) sẽ không phải thực thi phần lớn các nghĩa vụ của Hiệp định.

     Việt Nam bảo lưu loại trừ khỏi việc thực thi các quy định về DNNN của Hiệp định đối với tất cả các doanh nghiệp công ích, các hoạt động thực hiện các chương trình có ý nghĩa quan trọng chiến lược và các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới quốc phòng – an ninh Riêng một vài doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tham gia kinh doanh thông thường trên thị trường và có cạnh tranh với doanh nghiệp thông thường của các nước CPTPP thì vẫn phải tuân thủ cam kết.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương