BVNTD

Quy định về kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp trong Bộ Quy tắc đồng thuận đa phương của Liên Hợp quốc

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Tại phiên họp lần thứ 35 theo Nghị quyết số 35/63 diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1980, Đại hội đồng đã thông qua Bộ Quy tắc đồng thuận đa phương về kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh mà trước đó đã được Hội nghị Liên Hợp quốc về các hành vi hạn chế kinh doanh phê chuẩn.

Kể từ khi thông qua Bộ Quy tắc trên vào năm 1980, sáu Hội nghị tiếp theo của Liên Hợp quốc dưới sự bảo trợ của UNCTAD đã diễn ra vào các năm 1985, 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010 nhằm  xem xét mọi khía cạnh của Bộ Quy tắc này. Bộ Quy tắc được đưa ra nhằm hướng tới năm mục tiêu. Một là, đảm bảo rằng các hành vi hạn chế kinh doanh không làm cản trở tới quá trình tự do hóa và thương mại toàn cầu. Hai là, nhằm đạt được hiệu quả lớn hơn trong giao thương quốc tế thông qua các biện pháp gồm (1) hình thành, khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh, (2) kiểm soát việc tập trung vốn và/hoặc sức mạnh kinh tế, và (3) khuyến khích sự đổi mới. Ba là, bảo vệ và nâng cao phúc lợi xã hội nói chung và lợi ích của người tiêu dùng nói riêng ở các quốc gia. Bốn là, loại bỏ những tác động tiêu cực đối với thương mại bởi các hành vi hạn chế kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia hoặc các doanh nghiệp khác, qua đó để tối đa hóa lợi ích trong giao thương quốc tế. Năm là, tạo thuận lợi cho việc thông qua và củng cố pháp luật và chính sách cạnh tranh cho các quốc gia.

Một số quy định về kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp được đưa ra trong Bộ Quy tắc bao gồm:

1.             Các doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế kinh doanh, và những quy định khác liên quan tới các hành vi hạn chế kinh doanh.

2.             Các doanh nghiệp cần hạn chế những hành vi sau nếu những hành vi đó, thông qua các thoả thuận hoặc sự dàn xếp chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản hoặc không bằng văn bản, hạn chế sự gia nhập thị trường hoặc hạn chế cạnh tranh một cách bất hợp lý, gây ảnh hưởng hoặc có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với thương mại quốc tế.

a.             Thoả thuận ấn định giá, bao gồm cả giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu,

b.            Thỏa thuận hông đồng đấu thầu,

c.             Thoả thuận phân bổ thị trường hoặc khách hàng,

d.            Thỏa thuận phân bổ theo hạn ngạch về doanh số và sản lượng,

e.             Hành động mang tính tập thể ví dụ như cùng từ chối giao dịch,

f.             Phối hợp trong việc từ chối cung cấp cho các nhà nhập khẩu tiềm năng,

g.    Từ chối mang tính tập thể việc tiếp cận đối với một thoả thuận, hoặc hiệp hội, mà sự tiếp cận đó là rất cần thiết cho cạnh tranh

3.             Các doanh nghiệp cần hạn chế những hành vi sau trên một thị trường liên quan nếu những hành vi đó, thông qua việc lạm dụng hoặc có sức mạnh thị trường và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hạn chế sự gia nhập thị trường hoặc hạn chế cạnh tranh một cách bất hợp lý, gây ảnh hưởng hoặc có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với thương mại quốc tế.

a.     Hành vi phá giá hướng vào các đối thủ cạnh tranh, như việc định giá thấp hơn chi phí để loại trừ các đối thủ cạnh tranh,

b.    Định giá mang tính phân biệt, hoặc đặt ra những điều khoản hay điều kiện mang tính phân biệt trong quá trình cung cấp hoặc mua hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả việc sử dụng các chính sách định giá trong các  giao dịch giữa các công ty phụ thuộc nhau mà theo đó, định một mức giá quá cao hoặc quá thấp đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ được mua hoặc được cung cấp so với mức giá đối với những vụ giao dịch tương tự,

c.     Sáp nhập, tiếp quản, liên doanh hoặc những hình thức tiếm quyền kiếm soát khác, dù theo chiều dọc, chiều ngang hay mang bản chất sáp nhập tập đoàn.

d.    Ấn định mức giá mà tại đó hàng xuất khẩu có thể được bán lại ở nước nhập khẩu,

e.     Hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá mà đã được dán nhãn hợp pháp ở nước ngoài với một thương hiệu giống hệt hoặc tương tự với thương hiệu được bảo hộ đối với những hàng hoá giống hệt hoặc tương tự nhau ở nước nhập khẩu trong trường hợp những thương hiệu này có cùng một nguồn gốc,

f.     Từ chối một phần hoặc toàn bộ việc giao dịch theo những điều khoản thương mại thông thường của doanh nghiệp,

g.    Áp đặt điều kiện trong việc cung cấp những hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể,

h.     Áp đặt những hạn chế trong việc phân phối hàng hoá, dịch vụ,

i.      Đặt điều kiện cung cấp những hàng hoá hoá hoặc dịch vụ phụ thuộc vào việc mua những hàng hoá hoặc dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc từ phía do nhà cung cấp chỉ định.

Để thực hiện việc kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Quy tắc đề ra những nguyên tắc đối với các quốc gia thành viên bao gồm:

1.             Các nước phải thông qua, cải tiến và thi hành một cách có hiệu quả các quy định của pháp luật liên quan và thực hiện những biện pháp pháp lý và hành chính để kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả những hành vi của các công ty xuyên quốc gia.

2.             Các nước cần xây dựng cơ sở pháp luật của mình dựa trên nguyên tắc loại trừ  hoặc xử lý một cách có hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây ảnh hưởng hoặc có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển thương mại hoặc những sự thoả thuận hoặc sự dàn xếp chính thức, không chính thức, bằng văn bản hoặc không phải bằng văn bản giữa các doanh nghiệp để giành lợi thế thị trường.

3.             Các nước, trong quá trình kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh, phải bảo đảm đối xử bình đẳng, công bằng, trên cùng một cơ sở đối với tất cả các doanh nghiệp và theo đúng trình tự luật pháp.

4.             Các nước cần tìm ra các biện pháp phòng ngừa hoặc điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn và/hoặc kiểm soát việc sử dụng các hành vi hạn chế kinh doanh trong phạm vi quyền tài phán của mình.

5.             Trong trường hợp, vì mục đích kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh, Nhà nước nhận được thông tin từ phía doanh nghiệp trong đó có các bí mật kinh doanh hợp pháp thì cần có những biện pháp để bảo vệ tính tuyệt mật của những thông tin đó.

6.             Các nước cần hình thành hoặc cải tiến các thủ tục để thu thập những thông tin cần thiết từ các doanh nghiệp, bao gồm cả những công ty xuyên quốc gia, để phục vụ cho việc kiểm soát có hiệu quả các hành vi hạn chế kinh doanh.

7.             Nhà nước cần thiết lập những cơ chế phù hợp để thúc đẩy việc trao đổi thông tin về các hành vi hạn chế kinh doanh và về việc áp dụng pháp luật, chính sách quốc gia trong lĩnh vực này.

8.             Những nước có trình độ cao hơn trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh, khi được yêu cầu, nên chia sẻ kinh nghiệm hoặc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho những nước khác.

9.             Các nước, khi được yêu cầu, hoặc theo sự đề xuất của mình nên cung cấp cho các nước khác những thông tin phổ biến liên quan đến luật pháp và chính sách của nước mình cũng như những thông tin cần thiết khác cho nước muốn nhận thông tin để kiểm soát một cách có hiệu quả các hành vi hạn chế kinh doanh.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương