BVNTD

Sàn chứng khoán Tokyo mua lại sàn chứng khoán Osaka

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và sàn giao dịch chứng khoán Osaka (OSE) đã ký tuyên bố chung với nội dung đồng ý hợp nhất hoạt động kinh doanh với mục tiêu khắc phục tình hình tăng trưởng chậm chạp của thị trường Nhật Bản.

Sàn chứng khoán Tokyo sẽ trả 480.000 Yên cho mỗi cổ phiếu của đối thủ Osaka, cao hơn 14% so với giá đóng cửa của thị trường này ngày 22 tháng 11 năm 2011. Giá mua lại này cũng cao hơn 23% so với mức giá trung bình kể từ khi cuộc đàm phán mua lại được công bố ngày 10 tháng 3.

Dự kiến, công ty sở hữu sàn chứng khoán Tokyo sẽ mua từ 50 – 66,67% cổ phiếu của Osaka để giành quyền kiểm soát sàn giao dịch chứng khoán này.

Ủy ban thương mại lành mạnh (FTC) Nhật Bản cho biết sẽ bắt đầu xem xét lại thỏa thuận mua bán – sáp nhập giữa 2 sàn chứng khoán này trong tháng tới.

Sau khi sáp nhập, công ty mới sẽ tiến hành tái cơ cấu với 4 doanh nghiệp chính. Mô hình tổ chức mới được kì vọng sẽ giúp giảm sự lãng phí nguồn lực bằng việc tiết kiệm 7 tỷ yen chi phí mỗi năm, tăng doanh thu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh cho 2 công ty này.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Atsushi Saito của sàn Tokyo sẽ giữ cương vị Tổng giám đốc của công ty mới còn ông Michio Yoneda, Giám đốc điều hành của Osaka sẽ giữ chức Giám đốc điều hành.

Các quan chức cấp cao tại các sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản từ lâu đã bày tỏ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hơn các đối thủ khác trong khu vực và đã thành công trong việc thu hút các công ty quốc tế vào danh sách niêm yết. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường tài chính và thị trường vốn sẽ là bước đệm để hướng tới sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.

Giới chuyên gia đều bày tỏ sự đồng tình rằng, sức cạnh tranh của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm đáng kể trong những năm qua.

Hai thập kỷ tăng trưởng chậm lại và suy thoái kinh tế đã làm giảm giá trị cổ phiếu Nhật Bản kể từ khi thị trường đạt đỉnh điểm vào tháng 12 năm 1989.

Năm 2008, Nhật Bản đánh mất vị trí thị trường chứng khoán lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, vào tay Trung Quốc. Kể từ đầu năm, thị trường chứng khoán Nhật Bản chỉ nắm giữ dưới 1% giá trị các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Tính tới hết phiên giao dịch ngày 22 tháng 11 năm 2011, chỉ số Topix của Tokyo đã giảm 75% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 12 năm 1989.

Theo số liệu của Bloomberg, cũng tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 22 tháng 11, thị trường cổ phiếu Trung Quốc đạt giá trị 3.500 tỷ USD, cao hơn so với 3.430 tỷ USD của thị trường Nhật Bản.

Việc sáp nhập sàn chứng khoán Tokyo – sàn chứng khoán lớn thứ 3 thế giới và Osaka-sàn chứng khoán quản lý hoạt động của sàn phái sinh của chỉ số Nikkei 225-, được đánh giá sẽ tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Nhật Bản vì sẽ tạo ra một liên doanh rất mạnh cả về chứng khoán lẫn các sản phẩm phái sinh, đồng thời giúp hai bên tiết kiệm được chi phí hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất, nguồn và nhân lực.

Ông Sam Hilton, chuyên gia phân tích chứng khoán của Keefe Bruyette & Woods Châu Á có trụ sở tại Hồng Kông cho rằng, việc sáp nhập này có thể giúp các thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong tương lai.

Sàn chứng khoán Tokyo và Osaka bắt đầu đàm phán sáp nhập từ tháng 3 năm 2011 dựa trên 3 nội dung đàm phán chính là phương pháp sáp nhập, quản trị doanh nghiệp-cơ cấu nhân sự, và tỷ lệ góp vốn.

Theo một số nguồn tin có liên quan, hiện mặc dù vẫn vướng mắc về tỷ lệ góp vốn và định giá cổ phiếu nhưng hai bên nhiều khả năng sẽ sớm đạt được thoả thuận cuối cùng trong tháng 11 năm 2011 trước những thúc giục từ Cơ quan tài chính Nhật Bản (FSA) do lo ngại sự chậm trễ trong đàm phán giữa sàn chứng khoán Tokyo và Osaka sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Bên cạnh đó, những lo ngại về các tác động xấu của cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu cũng được cho là một nguyên nhân quan trọng khác giúp sàn chứng khoán Tokyo và Osaka sớm vượt qua các bất đồng.

TSE được thành lập từ năm 1949, hiện là sàn chứng khoán lớn nhất Nhật Bản với hơn 2.220 doanh nghiệp niêm yết và chiếm trên 90% số cổ phiếu trên thị trường Nhật Bản trong khi OSE hiện là sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh lớn nhất Nhật Bản.Tổng giá trị cổ phiếu trên sàn TSE và OSE hiện vào mức 3,7 nghìn tỷ USD (thời điểm tháng 9 năm 2011).

 

                                                                                                                 Nguồn: Quyết Thắng Bloomberg

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương