BVNTD

Sôi động hoạt động M&A năm 2011 và nửa đầu năm 2012 tại Việt Nam

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Điểm tích cực trong xu hướng M&A năm 2011 chính là thái độ của người lãnh đạo doanh nghiệp trước việc doanh nghiệp của họ trở thành đối tượng M&A. Thay vì tìm cách chống lại nguy cơ bị thâu tóm, đã có những doanh nghiệp chủ động tìm kiếm đối tác M&A để tồn tại. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra rằng, M&A ở mức giá tốt cũng là một cơ hội tốt cho chính cổ đông hiện hữu

Không phải thương vụ M&A nào cũng thành công. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng đối tác cũng như thương thảo các điều kiện mua bán phù hợp, M&A không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho các bên tham gia thương vụ theo cấp số cộng thông thường, mà có thể theo cấp số nhân, do tận dụng được kinh nghiệm quản lý, nhân sự, công nghệ, thị trường… của các bên.


Bùng nổ M&A

Năm 2011 là một năm bùng nổ M&A. Con số 4,7 tỷ USD giá trị M&A của hơn 400 thương vụ là con số ấn tượng so với lịch sử hoạt động M&A tại Việt Nam. Điều này càng ấn tượng hơn trong bối cảnh M&A tại khu vực châu Á năm 2011 có xu hướng giảm sút.

M&A năm 2011 có sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp nội địa (xét về số lượng), nhưng nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 66% giá trị các thương vụ, trong đó, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số thương vụ và giá trị. Hai lĩnh vực diễn ra M&A nhiều nhất là tài chính ngân hàng và hàng tiêu dùng, chiếm khoảng 25% tổng giá trị các thương vụ M&A. Những thương vụ lớn có thể kể tới như: Unicharm – Diana, Marico – ICP, Carlsberg – Bia Huế, Mizuho – Vietcombank, IFC – Vietinbank, PVI – Talant…

Riêng quý I/2012, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, trong tổng giá trị 92,4 tỷ USD của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản). Con số này đã góp phần đưa Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một trong những nguyên nhân khiến M&A bùng nổ là yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.

Cơ hội để đổi mới

M&A các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị cộng hưởng, nếu sau sáp nhập, các doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí quản lý chung, phát huy được thế mạnh lẫn nhau…, để từ đó tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp”. Tuy nhiên, lựa chọn đúng đối tác để M&A là chưa đủ, mà khâu quản trị hậu M&A sẽ quyết định việc thương vụ đó tạo ra giá trị cộng hưởng hay sẽ gây tác động tiêu cực, triệt tiêu thế mạnh của các doanh nghiệp trước M&A.

Một thường vụ M&A điển hình phải là thương vụ thân thiện và hoàn thiện mô hình quản trị từ cả 2 phía. Trong quá trình đàm phán M&A, việc quản trị doanh nghiệp sau M&A cần được bàn thảo và xác định theo hướng bên nào nắm quyền kiểm soát về về sở hữu, văn hóa bên đó sẽ chi phối văn hóa doanh nghiệp sau M&A. Ngay từ khâu đàm phán đã cần điều chỉnh để đi đến sự phù hợp và chấp nhận lẫn nhau.

Đối với M&A trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những lĩnh vực mà hoạt động M&A đang diễn ra sôi động nhất, mọi người vẫn chủ yếu chú ý đến mạng lưới công nghệ, hay yếu tố tài chính…, nhưng một trong những tài sản quan trọng nhất là con người. Quản trị hậu M&A làm sao để phát huy được yếu tố con người, không làm mất đi những người có năng lực, kinh nghiệm là không đơn giản, bởi nếu không làm tốt điều này, M&A sẽ chỉ thành công về mặt con số.

Lê Duy – Tổng hợp

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương