BVNTD

Tập đoàn điện tử Trung Quốc Huawei gặp khó khăn trong thương vụ mua lại liên doanh Huawei – Symantec

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Ngày 14 tháng 11 năm 2011, Tập đoàn Huawei tuyên bố chi 530 triệu USD thu mua 49% cổ phần của “Công ty liên doanh Huawei-Symantec”. Nếu dịch vụ thu mua này thành công thì Huawei sẽ sở hữu 100% vốn của công ty liên doanh này.

Nhưng ngay lập tức, một ủy ban của Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Chính phủ Mỹ ngăn chặn vụ sáp nhập này. Nghị sĩ Cộng hòa Mike Roger yêu cầu các cơ quan an ninh phải xem xét kỹ vấn đề này vì nó làm tổn hại nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Mỹ. Ngoài ra, ông cũng lưu ý các cơ quan an ninh quốc gia phải theo dõi nghiêm ngặt Tập đoàn dịch vụ thương mại điện tử Trung Hưng của Trung Quốc hiện cũng đang săn lùng mua lại các công ty kỹ thuật điện tử cao của Mỹ. Vì những dịch vụ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia.

Trước sự kiện trên, ngày 17 tháng 11 năm 2011, người phát ngôn Ross Gan của tập đoàn Huawei cho biết khách hàng chủ yếu của liên doanh này là các cơ quan tài chính ngân hàng, năng lượng, giáo dục, y tế và các cơ quan nhà nước ở Trung Quốc, chứ không phải là khách hàng trên đất Mỹ. Vì vậy, giao dịch mua lại này là hoàn toàn hợp lý, không ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia Mỹ. Năm 2010, doanh số của “Công ty liên doanh Huawei-Symantec” đạt 2 tỉ USD và năm 2011 dự kiến đạt 4 tỉ USD, chiếm 51% thị phần ở Trung Quốc.

Trưởng ban ngoại vụ William Plummer của Huawei cho biết hiện nay tập đoàn này có quan hệ nghiệp vụ và cung cấp trang thiết bị điện tử cho 45 trong số 50 công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Nhưng từ trước tới nay, chưa có nước nào phàn nàn về vấn đề tổn hại an ninh quốc gia. Bởi vậy, đây chỉ là cái cớ để Quốc hội Mỹ ngăn cản sự hợp tác của các công ty điện tử viễn thông Mỹ với Huawei cùng các công ty điện tử khác của Trung Quốc.

Ông William Plummer cho biết đây không phải là lần đầu Quốc hội Mỹ ngăn cản Huawei mua lại cổ phần của các công ty điện tử tin học Mỹ. Năm 2008, Quốc hội Mỹ đã ngăn cản Huawei mua lại cổ phần của công ty điện tử 3Com, cũng với lý do an ninh quốc gia. Tháng 8 năm 2010, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã gửi thư lên Tổng thống Obama và Bộ trưởng tài chính Geithner ngăn cản Huawei mua lại cổ phần của Công ty cung ứng thiết bị điện tử viễn thông Sprint Nextel. Cuối năm 2010, Chính phủ Mỹ cũng đã ngăn cản Huawei có kế hoạch tiếp tục mua lại cổ phần của “Công ty điện tử 3Com” và một phần cổ quyền của hãng Motorola.

Người phát ngôn William Plummer cho rằng lý do “an ninh quốc gia” mà Quốc hội Mỹ đưa ra không có căn cứ mà chủ yếu do phía Mỹ lo ngại Huawei và các công ty điện tử viễn thông Trung Quốc khác lấn át ngành điện tử viễn thông Mỹ. Bởi vì sau khi mua lại cổ phần của các công ty này, Huawei sẽ sở hữu hơn 900 bản quyền sáng chế phát minh kỹ thuật của các công ty điện tử Mỹ. Qua đó, Huawei sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thêm thị phần thế giới.

Theo đánh giá của công ty đầu tư vốn Columbia Capital của Mỹ, doanh thu của Huawei năm 2011 dự kiến đạt 4 tỉ USD, năm 2012 tới 7 tỉ USD, năm 2015 lên tới từ 15 tỉ tới 20 tỉ USD. Với đà phát triển này, trong vòng 10 năm nữa, doanh thu của Huawei có thể tới 100 tỉ USD. Hiện nay Huawei có hơn 40.000 nhân viên, trong đó 48% nhân lực chuyên nghiên cứu và phát triển các chương trình ứng dụng mới. Huawei được xếp thứ 28 trong số 50 công ty xuyên quốc gia mạnh nhất thế giới về dịch vụ cung ứng trang thiết bị điện tử với gần 1 tỉ khách hàng trong và ngoài nước. Nếu mua lại được cổ phần của các công ty điện tử Mỹ, Huawei sẽ sở hữu thêm được nhiều bản quyền kỹ thuật và như vậy chẳng khác gì “cọp được chắp thêm cánh” trong việc cạnh tranh với các công ty điện tử Mỹ. Đây mới là lý do khiến các nghị sĩ Quốc hội Mỹ lo ngại và tìm cách ngăn cản Huawei mua lại các cổ phần của công ty Mỹ.

Tiền thân của Huawei là Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật điện tử viễn thông do ông Nhiệm Chính Phi, một quân nhân chuyển ngành, thành lập năm 1988 tại thành phố Thâm Quyến. Từ công ty nhỏ bé nay Huawei đã phát triển thành một tập đoàn lớn mạnh hàng đầu trong nước và thế giới có sức cạnh mạnh mẽ trên thị trường.

Không riêng gì Huawei, các tập đoàn điện tử viễn thông khác của Trung Quốc như Tập đoàn điện tử viễn thông Trung Hưng cũng bị Mỹ ngăn cản. Ngoài ra, các tập đoàn dầu khí của Trung Quốc cũng bị cạnh tranh và Mỹ ngăn cản như Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) năm 2005 có kế hoạch mua lại công ty dầu khí Unocal của Mỹ với giá 20 tỉ USD, nhưng bị Mỹ ngăn cản. Năm 2009, Công ty nhôm Trung Quốc chi 19,5 tỉ USD mua lại cổ phần của RioTinto cũng bị Mỹ xúi giục nên chính phủ Australia phản đối. Việc mua lại cổ phần ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc, nhất là mua lại công ty của Mỹ giống như “chui vào bụi gai mà không hái được hoa” vì luôn bị các nước phương Tây và Mỹ ngăn chặn. Lần này, Huawei cũng lại đụng đầu vào “bức tường Mỹ”.

 

                                                                                                                                Nguồn: Quyết Thắng The Economic Daily News

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương