BVNTD

Tập đoàn sản xuất bia SABMiller của Anh mua lại thương hiệu bia Foster của Australia

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Chẳng hạn, các cơ sở sản xuất bia của Foster’s phải duy trì hoạt động như cũ ở Australia, không được chuyển ra nước ngoài; không được xoá sổ thương hiệu Foster’s…

Việc Chính phủ Australia bật “đèn xanh” cho SABMiller mua lại Foster’s mới chỉ là điều kiện cần để thương vụ này có thể kết thúc suôn sẻ. Điều kiện đủ chính là việc thông qua tại Đại hội cổ đông của SABMiller dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 12 tới.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Wayne Swan khẳng định, lãnh đạo SABMiller thừa nhận tầm quan trọng của Foster’s đối với nền kinh tế cũng như cộng đồng Australia và cam kết duy trì ổn định số lượng lao động đang làm việc các cơ sở của Foster’s tại Australia.

SABMiller hiện có trụ sở chính đặt tại London (Anh) và có cổ phiếu giao dịch đồng thời tại 2 sàn giao dịch chứng khoán London và Johannesburrg (Nam Phi).

Sở hữu nhiều thương hiệu bia có tiếng trên thế giới như Grolsch, Miller Genuine Draft, Peroni Nastro Azzurro, Pilsner Urquell…, SABMiller hiện có mặt tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Mỹ, Đông Âu, Châu Á, Châu Phi.

Với việc mua lại Foster’s, SABMiller đang từng bước thực hiện chiến lược “phủ sóng toàn cầu” sang cả châu Úc. Đây là vụ mua bán và sáp nhập (M&A) có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của SABMiller.

Tuy nhiên, xét về quy mô, thì vụ M&A này thua xa vụ InBev (Bỉ) mua lại Anheuser-Busch (Mỹ) với giá “không tưởng” 52 tỷ USD vào năm 2008. Đây mới là vụ M&A có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực sản xuất bia trên thế giới.

Foster’s sản xuất ra các thương hiệu bia như Foster’s, Victoria Bitter, Carlton Draught và Pure Blonde và hiện nắm khoảng 50% thị phần bia tại thị trường Australia, cao hơn đối thủ là Lion Nathan – nằm dưới quyền sở hữu của Hãng bia Kirin (Nhật Bản).

SABMiller “mê” Foster’s chính vì cái điểm hấp dẫn này. Tất nhiên, “mê” là một chuyện còn có “chiếm đoạt” được hay không thì lại là chuyện khác. Vào đầu năm nay, Foster’s sau khi quyết định tách thành 2 mảng độc lập là bia và rượu vang, thì SABMiller bắt đầu đánh hơi thấy cơ hội có thể mua được Hãng bia Australia này.

Xét trên mọi phương diện, SABMiller đều ở tầm cao hơn Foster’s.

Chẳng hạn, xét thuần tuý về kết quả kinh doanh, thì đã thấy ngay sự chênh lệch khá lớn. Năm 2010, lợi nhuận thuần của Foster’s đạt 494,9 triệu USD, trong khi đó con số này của SABMiller là 2,08 tỷ USD. Năm 2010, doanh thu của SABMiller đạt 18,02 tỷ USD, cao gấp nhiều lần so với doanh thu của Foster’s.

Thế nhưng, cũng phải mất gần nửa năm trời để hai bên thương thảo, kỳ kèo về giá cả. Cứ mỗi lần, SABMiller đưa ra đề nghị về giá thì Foster’s lại xem xét, cân nhắc và chê là giá quá thấp và trả lời là “không thể chấp nhận được”. Sau đó, SABMiller lại phải điều chỉnh nhích lên.

Cụ thể, vào ngày 21 tháng 6 năm 2011, SABMiller lần đầu tiên đặt vấn đề mua lại Foster’s với cái giá chưa đến 9 tỷ AUD, lãnh đạo Foster’s từ chối thẳng thừng. Lần hai vào ngày 17 tháng 8, SABMiller nâng lên tròn số là 10 tỷ AUD, Foster’s đã có phần xiêu xiêu, nhưng vẫn làm cao, yêu cầu tăng hơn nữa. Mãi đến ngày 21 tháng 9 vừa qua, quá tam ba bận, hai bên mới chốt với nhau ở mức giá 11,5 tỷ AUD.

Ông Matt Williams, nhà quản lý quỹ Perpetual (sở hữu 3% cổ phần của Foster’s) nhận xét: “Đây là một cái giá rất hợp lý với Foster’s”.

Ông Jason Beddow, CEO của Công ty ARGO Investments (cũng là một cổ đông của Foster) thừa nhận, đề nghị của SABMiller là hấp dẫn và Foster’s không nên và không thể từ chối. “Cái giá 11,5 tỷ AUD là rất hợp lý rồi. Sẽ chẳng có đối thủ nào chịu trả cao hơn hơn SABMiller”, ông Jason Beddow nói.

Theo nhiều nhà phân tích, người có công lớn nhất trong thương vụ mua lại thành công này là ông Graham MacKay, 62 tuổi, Giám đốc điều hành (CEO) SABMiller. Ông là đạo diễn chính từ đầu đến cuối của thương vụ hơn 11 tỷ USD này, tức là cũng có thể liệt vào dạng “khủng”, mà không hề phải cất công bay sang Australia một lần nào. Ông toàn ở hậu trường “chỉ đạo từ xa”. Khi mọi việc đàm phán đã đâu vào đấy, ông mới xuất hiện và trực tiếp ký với ông John Pollaers, CEO Foster’s tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21 tháng 9.

Tiền thân của SABMiller là Công ty Bia Nam Phi South African Breweries (SAB) được thành lập năm 1895 tại Nam Phi. Năm 2002, SAB mua lại Hãng bia Miller Brewing Company của Mỹ từ Tập đoàn Altria với giá 5,6 tỷ USD và đổi tên thành SABMiller.

SABMiller đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2006, thông qua liên doanh với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) với tỷ lệ góp vốn là 50/50. Tuy nhiên, cuối tháng 3 năm 2009, SABMiller đã mua lại toàn bộ cổ phần của Vinamilk trong liên doanh để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hiện, SABMiller có 2 thương hiệu bia tại thị trường Việt Nam là Miller và Zorok.

                                                                                           Nguồn: Bloomberg

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương