BVNTD

Thế giới gia tăng các biện pháp kiểm soát đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các thương vụ mua bán/sáp nhập (M&A) xuyên biên giới đứng trước rào cản pháp lý ngày càng lớn

16/06/2020

     Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến hàng nghìn tỷ USD định giá của các công ty đã bị bốc hơi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Nhiều chính phủ lo ngại rằng đây là cơ hội để những quốc gia đối thủ với tiềm lực tài chính mạnh mẽ thực hiện những giao dịch mua lại nhằm kiểm soát các công ty hoạt động trong các lĩnh vực then chốt như hàng không, năng lượng, và công nghệ.

     Tại Hoa Kỳ, Ủy ban đầu tư nước ngoài (Cfius) là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định các thương vụ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cfius có quyền không chấp thuận những giao dịch mua bán hoặc sáp nhập (M&A) mà cơ quan này cho rằng những giao dịch đó có thể gây tổn hại tới “lợi ích và an ninh quốc gia”. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, cơ quan này có xu hướng tăng cường thêm những biện pháp cứng rắn đối với những hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm ngăn chặn rò rỉ công nghệ tới các quốc gia khác. Theo số liệu thống kê, Cifius đã không chấp thuận khoảng 09% trong tổng số các thương vụ được cơ quan này thẩm định. Lý do cơ quan này đưa ra rất đa dạng, từ việc các cơ sở bị mua lại nằm ở vị trí quá gần các doanh trại quân đội, các nhà máy sản xuất vũ khí, khí tài quân sự, hoặc liên quan tới công nghệ quốc phòng.

     Tính tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40 quốc gia đã áp dụng cơ chế kiểm soát kiểu Cfius đối với các thương vụ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong khi đó rất nhiều quốc gia khác cũng đã và đang lên kế hoạch xây dựng một cơ chế thẩm định FDI tương tự.

     Mặt trái của cơ chế kiểm soát M&A kiểu Cfius là sẽ làm tăng thêm rủi ro và chi phí đối với hoạt động M&A xuyên biên giới. Tuy nhiên, đây không phải rủi ro pháp lý duy nhất mà các doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện các khoản đầu tư M&A xuyên biên giới, mà bên cạnh đó hoạt động này còn được kiểm soát trên góc độ cạnh tranh và chống độc quyền. Hiện nay có khoảng 110 quốc gia trên thế giới áp dụng cơ chế thẩm định các giao dịch M&A theo các tiêu chí được quy định tại pháp luật cạnh tranh.

     Ví dụ, tập đoàn DowDupont có trụ sở tại Hoa Kỳ khi thực hiện một thương vụ M&A vào năm 2017 đã phải xin phê duyệt từ 22 cơ quan cạnh tranh từ các nước và công tác thẩm định về cạnh tranh này đã tiêu tốn tới hàng trăm giờ làm việc của các bên, trì hoãn giao dịch tới nhiều tháng trời và buộc tập đoàn này phải thoái vốn khỏi một số lĩnh vực đang hoạt động theo phán quyết của một số cơ quan cạnh tranh.

     Một số cơ chế thẩm định FDI tại các quốc gia trên thế giới:

     Thẩm định M&A kiểu Cfius có sự khác biệt giữa các quốc gia dựa trên văn hóa, lịch sử và các quan ngại đặc thù về an ninh của mỗi quốc gia:

     Tại Liên bang Nga, quốc gia này kiểm soát chặt những thương vụ M&A ảnh hưởng trực tiếp tới các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực có ảnh hưởng gián tiếp tới an ninh quốc gia như truyền hình, phát thanh radio, khai thác tài nguyên nước, sinh học và lĩnh vực xuất bản.

     Tại Australia, Bộ Ngân Khố của quốc gia này sẽ không chấp thuận những giao dịch FDI nếu cơ quan này cho rằng giao dịch đó “đi ngược lại lợi ích quốc gia”. Bộ ngân khố Úc xem xét tới yếu tố gồm an ninh quốc gia, tác động tới môi trường cạnh tranh, luật thuế, các tác động chung đối với nền kinh tế và đối với cộng đồng và thậm chí xem xét cả tới uy tín của nhà đầu tư.

     Tại Liên Minh Châu Âu, hiện chỉ có 15/28 quốc gia thành viên có cơ chế thẩm định đầu tư FDI.

     Liên Minh Châu Âu đã ban hành hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về lĩnh vực trên, khuyến nghị các quốc gia thành viên chỉ nên tập trung thẩm định đầu tư FDI trên góc độ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và trong các lĩnh vực nhạy cảm như cơ sở hạ tầng, công nghệ, khai thác tài nguyên khoáng sản thô, quyền truy cập dữ liệu cá nhân và tự do báo chí.

     Liên Minh Châu Âu có thể đưa ra các bình luận và khuyến nghị đối với những vụ việc nhất định. Tuy nhiên các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân theo những khuyến nghị này.

     Tại Mỹ, quốc gia này mới đây vừa ban hành Đạo Luật Hiện Đại Hóa Đánh Giá Rủi Ro Đầu Tư Nước Ngoài nhằm nâng cấp hoạt động thẩm định FDI được thực hiện bởi Cifius. Đạo Luật mới mở rộng tiêu chí đánh giá đối với các quan ngại về an ninh quốc gia, đồng thời thêm chính sách ngoại lệ cho một số quốc gia và nhà đầu tư nhất định. Theo Cifius, Australia, Canada và Liên Hiệp Anh là các quốc gia đầu tiên được đưa vào danh sách các quốc gia ngoại lệ này.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương