edf40wrjww2News:News_Content
Mặc dù có nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại lớn trong thời gian gần đây, tuy nhiên việc giành được vị trí quyết định trong các công ty của Trung Quốc là không nhiều. Các công ty nước ngoài đang phải trả giá cao để có mặt tại một nền kinh tế có mức tăng trưởng hơn 9% một năm, và chính trị có ảnh hưởng đến những vụ giao dịch lớn.
Theo công ty cung cấp số liệu Dealogic, với giá trị 28,4 tỷ USD từ đầu năm cho đến nay, các vụ mua lại công ty Trung Quốc của các công ty nước ngoài đã tăng cao nhất từ trước tới nay. Nhưng trong số 439 giao dịch này, chưa đầy một nửa đi kèm theo việc chuyển giao quyền lực trong công ty. Thực tế, rất nhiều giao dịch bao gồm việc các công ty nước ngoài mua lại một phần nhỏ của công ty Trung Quốc như một khoản đầu tư tài chính mà không tham gia vào quản lý hoạt động của công ty.
Trong trường hợp việc quản lý gặp rủi ro, các công ty nước ngoài sẽ mua lại tài sản của công ty Trung Quốc cũng từ những công ty nước ngoài. Hai vụ mua lại lớn nhất là Joy Global Inc. mua lại Công ty TNHH cổ phần Máy móc Mỏ quốc tế của Trung Quốc (International Mining Machinery Holdings Ltd) với giá 1,4 tỷ USD và Nestlé SA đề xuất mua lại 60% công ty TNHH sản xuất kẹo quốc tế Hsu Fu Chi với giá 1,7 tỷ USD cũng nhằm mục đó. Công ty International Mining niêm yết cổ phiếu tại thị trường Hongkong được quản lý bởi công ty vốn tư nhân có trụ sở tại New York là Jordan, trong khi Công ty Hsu Fu Chi niêm yết cổ phiếu tại thị trường Singapore được thành lập bởi gia đình Hsu từ Đài Loan, vẫn nắm giữ cổ phần đáng kể.
“Quyền sở hữu đã nằm trong tay các công ty nước ngoài, điều này khiến cho những giao dịch này khó có thể được thông qua,” Colin Banfield, người đứng đầu Phòng M&A Châu Á- Thái Bình Dương của Tập đoàn Citigroup cho biết.
Được cấp phép thông qua là một trong những trở ngại lớn nhất trong một vụ mua lại tại Trung Quốc. Chính phủ đã không cho phép Tập đoàn Carlyle của Hoa Kỳ mua lại công ty xây dựng của Trung Quốc là Tập đoàn Xugong vào năm 2008. Chính phủ cũng không cho phép việc Coca Cola định mua lại Tập đoàn nước hoa quả Huiyuan vào năm 2009.
Một vấn đề lớn khác là tìm được những công ty sẵn lòng bán lại. “Các lĩnh vực bán lẻ, dược phẩm và hàng hóa tiêu dùng, mà các công ty nước ngoài quan tâm nhất thì bị chiếm lĩnh bởi những công ty trong nước,” Zhang Liping, CEO của Credit Suisse tại Trung Quốc cho biết. “Có rất ít những nhà sở hữu của nước ngoài thì lại không sẵn lòng bán.”
Các cơ hội thì lại bị hạn chế hơn nữa bởi quy mô của phần lớn các công ty Trung Quốc và cơ cấu cổ đông của họ. Phần lớn các công ty sở hữu tư nhân của Trung Quốc là tương đối nhỏ, chỉ khoảng hơn 10 năm tuổi và vẫn đang được quản lý bởi những người sáng lập.
“Các công ty Trung Quốc gần như luôn luôn có cổ đông chính, một doanh nhân thường vào khoảng 40 tuổi, và công ty là đứa con của anh ta,” David Chin, Giám đốc lĩnh vực ngân hàng đầu tư tại Châu Á của ngân hàng UBS AG cho biết. “Những công ty thành công có thể được tài trợ vốn thông qua các thị trường công khai hoặc khoản vay ngân hàng hơn là bán cổ phần của mình.”
Nếu có một giao dịch, thì thường là phải trả giá cao so với các giao dịch tại các nước phát triển.
Các nhà phân tích của tập đoàn Citigroup cho biết trong một phân tích về vụ mua lại của Nestle là “Các giao dịch tại các thị trường đang nổi thường có giá của nó”. Nestle phải mua gấp 20 lần doanh thu trước thuế và lãi suất của Hsu Fu vào năm 2010, một mức giá phản ánh đầy đủ tình trạng của thị trường tăng trưởng của Trung Quốc.
Can thiệp chính trị có thể không cho các doanh nghiệp Trung Quốc bán thậm chí kể cả khi giao dịch đã hoàn thành. Công ty đầu tư Blackstone Group LP của Hoa Kỳ đã bán cổ phần của mình tại Công ty cổ phần Dili Group, một nhà điều phối các thị trường bán buôn sản phẩm nông sản, do vấn đề trở nên quá nhạy cảm về mặt chính trị đối với một công ty nước ngoài sở hữu một công ty liên quan đến thực phẩm tại thời điểm lạm phát cao.
Tuy nhiên, có nhiều lý do để hy vọng hoạt động sáp nhập và mua lại ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại, Trung Quốc đối mặt với áp lực chính trị từ việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và muốn tránh kịch bản “ăn miếng trả miếng” khi việc các công ty Trung Quốc muốn mua lại các công ty ở nước ngoài có thể không được các cơ quan quản lý nước ngoài cho phép.
Một số các giao dịch đã được chấp thuận bao gồm việc Diageo PLC mua lại một công ty sản xuất rượu trắng (một thứ đồ uống có cồn) của Tứ Xuyên – được công bố tháng trước khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đang thăm London. Công ty sản xuất rượu lớn của Anh đồng ý trả khoảng 140 triệu nhân dân tệ (21,7 triệu USD) để tăng cổ phần tại Công ty TNHH Sichuan Chendu Quanxing Group từ 49% lên 53%.
Các ngân hàng trở nên thận trọng về việc kinh doanh trong tương lai do Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng hơn trong trật tự thương mại toàn cầu. Trong thời gian tới các giao dịch sáp nhập và mua lại sẽ tăng, nhưng các công ty nước ngoài sẽ rất cẩn trọng và cánh cửa này không phải đã rộng mở đối với họ.
Quyết thắng