BVNTD

Thị trường M&A tại Việt Nam thời khủng hoảng

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Thống kê cho thấy phần lớn giao dịch M&A tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2011 tập trung vào nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, du lịch giải trí và hàng tiêu dùng. Có một số lĩnh vực ngành nghề nhạy cảm cần được quản lý chặt, chẳng hạn như ngành thức ăn chăn nuôi.

Proconco (Pháp) là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh, tiếp sau đó là các thương hiệu C.P Thailand (1993) và hàng loạt đại gia khác dần xuất hiện, chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Sự lớn mạnh không ngừng của nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện bởi nhóm công ty như C.P Việt Nam, Uni-President, Greenfeed, Cargill, New Hope, CJ Vina, Anco… chiếm tới khoảng 50% tổng lượng sản xuất thức ăn gia súc Việt Nam, còn tính chung toàn ngành các công ty nước ngoài chiếm đến 70% sản lượng toàn quốc.

Gần đây nhất Tập đoàn Sojitz và Công ty Kyodo Shiryo (Nhật Bản) dự kiến sẽ đầu tư 2 tỷ yen xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam, với mục tiêu chiếm 10% thị phần thị trường thức ăn gia súc trong nước vào năm 2020.

Sự tham gia của các đối tác nước ngoài là tín hiệu đáng mừng và có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam trong 20 năm qua. Nhưng sau sự kiện công ty Charoen Pokphand Group của Thái Lan chính thức nhượng lại 70,82% cổ phần tại Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam cho đối tác C.P Pokphand (CPP) của Trung Quốc (tháng 6-2011), mối lo về khả năng bị doanh nghiệp nước ngoài chi phối thị trường thức ăn chăn nuôi mới được nhìn nhận đầy đủ hơn.

Mặc dù về hình thức thương vụ này chỉ là sự sắp xếp lại nội bộ các pháp nhân trong tập đoàn C.P, song điều đáng lưu ý C.P Việt Nam đã chiếm đến 77% thị phần chăn nuôi lợn công nghiệp, 30% thị trường thịt gà công nghiệp, 50% thị phần trứng gà công nghiệp, 18-20% thị phần thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, nay thuộc sở hữu trực tiếp của công ty Trung Quốc.

Đây là hồi chuông báo động các nhà quản lý về nguy cơ Nhà nước và các công ty nội địa không thể kiểm soát được thị trường thức ăn chăn nuôi tại một đất nước nông nghiệp như Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện có 233 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó 175 nhà máy thuộc vốn trong nước, 58 nhà máy 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Mặc dù số lượng lớn gấp 3 lần so với các công ty có vốn nước ngoài, song các công ty nội địa chỉ chiếm 40% sản lượng thức ăn, thị phần còn lại thuộc các DN nước ngoài và liên doanh.


Điều này cho thấy tương quan về quy mô rất lớn giữa 2 nhóm DN. Đây thực sự là điều Chính phủ cần quan tâm bởi khả năng các DN lớn bắt tay nhau là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, trong kinh tế học gọi đây là hiện tượng độc quyền nhóm.

Nhóm độc quyền vì lợi ích kinh tế sẵn sàng liên kết, áp đặt mức giá đối với người tiêu dùng buộc phải chấp nhận để hướng tới giá trị thặng dư tối đa. Sự tăng giá đầu vào gần như sẽ được kết chuyển toàn bộ vào giá bán, buộc người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu.

Tại Việt Nam, 39% rổ hàng hóa để tính CPI đóng góp bởi nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Mặc dù khó có thể xác định chính xác sự biến động bởi giá thức ăn chăn nuôi đầu vào gây ảnh hưởng bao nhiêu % đến CPI, nhưng tác động dây chuyền lan tỏa của yếu tố này đến các nhóm hàng hóa thực phẩm là điều dễ nhận thấy.

CPI tăng cao sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Chính phủ, buộc Chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đầy đau đớn để kiềm chế lạm phát. Ở khía cạnh khác, thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong giá thành, vì vậy thông thường đây là nhóm đối tượng nhận các gói hỗ trợ giá nhằm bình ổn đầu vào cho ngành chăn nuôi.

Nhưng nếu hầu hết các doanh nghiệp này đều thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài, điều này vô hình trung tạo nên sự thất thoát không đáng có cho ngân sách nhà nước, khi mà phần lớn nguồn tiền hỗ trợ sẽ chạy vòng vào túi những DN sản xuất ngoại, gây chệch hướng tác động điều phối của chính sách nhà nước.

Cục chăn nuôi nhận định ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện không bị thao túng bởi các doanh nghiệp nước ngoài, bởi hầu hết đối tác Việt Nam đều có vốn và thậm chí giữ phần chi phối tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu như Proconco, New Hope, Cargill, Greenfeed…

Nhưng điểm chung của tất cả doanh nghiệp này là họ đều có kế hoạch mở rộng rất lớn về quy mô công suất nhà máy trong thời gian tới. Lúc bấy giờ “bóng ma thất bại” trong các mối liên doanh với các đối tác nước ngoài tại các doanh nghiệp FDI hiện về. Nếu điều đó tái diễn, mối lo thực sự đang hiện rõ dần trong tương lai không xa.

Sâu xa hơn nữa đó chính là vấn đề mất tự chủ đối với ngành thức ăn chăn nuôi, bởi doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ, kiểm soát đầu vào của ngành này sẽ tiềm ẩn một nguy cơ về an ninh lương thực – thực phẩm đối với thị trường nội địa trong những năm tới.

Năm 2012, dự luật về M&A sẽ ra đời, trong đó sẽ có nội dung quy định về việc mua bán và chuyển nhượng cổ phần liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngành nghề nhạy cảm.

Đây là cơ hội giúp những nhà hoạch định chính sách đóng góp, xây dựng dự luật hoàn chỉnh, quy định khung pháp lý và có những biện pháp cụ thể kịp thời để bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng cường sức cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia thông qua kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngành thức ăn chăn nuôi nói riêng và các lĩnh vực nhạy cảm khác.

 

                                                           Quyết Thắng (tổng hợp)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương