BVNTD

Thực hiện chiến lược ngăn cản thông qua các thoả thuận và cơ chế kiểm soát của Luật Cạnh tranh

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Một là, thực hiện chiến lược ngăn cản thông qua các thoả thuận. Đó là thoả thuận giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm ngăn cản, kìm hãm sự gia nhập thị trường hoặc sự duy trì, phát triển kinh doanh, hoặc thậm chí để loại bỏ một hoặc một số doanh nghiệp nào đó trên thị trường.

Hai là, thực hiện chiến lược ngăn cản thông qua việc sử dụng sức mạnh thị trường. Đó là việc một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường một cách đáng kể (substantial market power) và lạm dụng sức mạnh này để ngăn cản, kìm hãm sự gia nhập thị trường hoặc sự duy trì, phát triển kinh doanh, hoặc thậm chí để loại bỏ một hoặc một số doanh nghiệp nào đó trên thị trường.

Cả hai chiến lược này đều có nguy cơ gây hại đến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, Luật Cạnh tranh cần có các chế định riêng để kiểm soát. Bài viết này đề cập đến chế định của Luật Cạnh tranh để kiểm soát đối với chiến lược thứ nhất – chiến lược ngăn cản thông qua thoả thuận giữa các doanh nghiệp. Chiến lược này được thể hiện rõ nhất trong Luật Cạnh tranh thông qua hai dạng hành vi được quy định tại các khoản 6 và 7 của Điều 8.

Khoản 6, Điều 8, Luật Cạnh tranh quy định về hành vi thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

Điều 19, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh quy định:

1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:

a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;

b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan.

2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:

a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;

b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.

Khoản 6, Điều 8, Luật Cạnh tranh quy định về hành vi thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận.

Điều 20, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Nghị định này hoặc mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.

Khoản 1, Điều 9, Luật Cạnh tranh quy định cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 của Luật này.

Như vậy, hai dạng hành vi gồm hành vi thoả thuận ngăn cản, kìm hãm quy định tại khoản 6 và hành vi thoả thuận loại bỏ quy định tại khoản 7, Điều 8, Luật Cạnh tranh về cơ bản có khá nhiều điểm giống nhau. Đó là một thái độ vô cùng nghiêm khắc của Luật cạnh tranh trong việc thực hiện kiểm soát đối với hai hành vi này thông qua quy định cấm một cách tuyệt đối đối với cả hai hành vi đồng thời quy định hình thức và mức độ xử phạt rất nặng đối với các bên vi phạm. Điểm khác biệt cơ bản nhất của hai hành vi này chỉ là ở mục đích và hậu quả pháp lý mà chúng gây ra.

Mục đích cơ bản mà các bên tham gia thoả thuận ngăn cản, kìm hãm quy định tại khoản 6, Điều 8, Luật Cạnh tranh đó là không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, vì vậy trạng thái, mức độ và cấu trúc cạnh tranh hiện tại bằng vẫn được duy trì. Trường hợp này không dẫn tới hậu quả pháp lý là phá vỡ cấu trúc cạnh tranh hay môi trường cạnh tranh hiện tại, mà nó chỉ có tác động ngăn cản, kìm hãm để làm cho cấu trúc hay môi trường cạnh tranh hiện tại không thể tốt hơn lên như đáng ra điều đó phải đạt được. Trong khi đó mục đích cơ bản mà các bên tham gia thoả thuận loại bỏ quy định tại khoản 7, Điều 8, Luật Cạnh tranh đó là để loại bỏ thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận. Rõ ràng hậu quả pháp lý gây ra trong trường hợp này có mức độ lớn hơn, đó là làm cho cấu trúc hay môi trường cạnh tranh hiện tại bị phá vỡ, bị suy giảm và thậm chí bị triệt tiêu.

                                                      Phùng Văn Thành – Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương