BVNTD

Tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh khu vực Đông Á đầu năm 2013

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

1. Tổng quan

Trong sáu tháng đầu năm 2013, khu vực Đông Á đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác thực thi pháp luật cạnh tranh. Số lượng quyết định xử phạt trong nửa đầu năm 2013 đạt tới con số 30 so với 19 của sáu tháng đầu năm 2012, cùng với đó là tổng mức phạt được ghi nhận đã đạt tới 626 triệu Đôla Mỹ (tăng 56 triệu so với cùng kỳ năm ngoài). Cũng như trước đây, doanh nghiệp bị xử phạt nặng nhất chủ yếu rơi vào các ngành công nghiệp tập trung vốn lớn như năng lượng, xây dựng…

Số tiền phạt được ghi nhận theo các ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013

Ngành

Số tiền phạt (triều Đôla Mỹ)

Số quyết định xử phạt

Điện

20

1

Phụ tùng ô tô

180

2

Nước giải khát

72

2

Điện máy

57

1

Vật liệu xây dựng

41

1

Một trong những thay đổi nữa được ghi nhận là về hình thức vi phạm. Trong năm 2013, cơ quan cạnh tranh các nước khu vực đã tiến hành điều tra và xử phạt hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc với số tiền lên tới 74 triệu Đôla Mỹ, con số này ở cùng kỳ năm 2012 là không đáng kể.

Thống kê mức tiền phạt theo các hành vi vi phạm


Trong nửa đầu năm 2013, Ủy ban Thương mại Đài Loan (TFTC) được đánh giá là một trong những cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh tích cực nhất trong khu vực.
TFTC đã ra quyết định xử phạt 05 vụ việc, tổng mức tiền phạt thu được khoảng 210 triệu Đôla Mỹ. Đây thực sự là con số ấn tượng so với năm trước (cả năm 2012 Ủy ban đã xử 13 vụ việc với tổng số tiền phạt là 7 triệu Đôla Mỹ).

Số tiền và số quyết định xử phạt ghi nhận theo cơ quan cạnh tranh các nước

Cơ quan cạnh tranh

Số tiền phạt (triều Đôla Mỹ)

Số quyết định xử phạt

Nhật Bản

205

3

Trung Quốc

130

2

Hàn Quốc

80

17

Indonesia

1

2

Singapore

.14

1

 2. Tình hình thực thi tại một số nước trong khu vực

Trung Quốc: Ngày 27 tháng 5, Biostime, một công ty chuyên về dinh dưỡng nhi khoa và chăm sóc trẻ em của Trung Quốc, thông báo rằng chi nhánh công ty tại Quảng Châu đang bị Ủy ban Phát triển và Tái cơ cấu quốc gia (NDRC) điều tra vì hành vi ấn định giá bán lại vi phạm Điều 14 của Luật chống độc quyền. Công ty cam kết sẽ hợp tác tích cực với cơ quan điều tra.

Nhật bản: Vào ngày 13 tháng 6, Ủy ban Thương mại Nhật Bản (JFTC) đưa ra lệnh tạm dừng hoạt động và mức phạt 2,5 tỷ Yên đối với 10 nhà sản xuất siro và đường từ ngũ cốc vì hành vi ấn định giá. Trong đó, công ty Showa Sangyo đối mặt với mức phạt cao nhất là 695.4 triệu Yên (7 triệu Đôla Mỹ), tiếp theo là công ty Nihon Shokuhin Kako chịu mức phạt 448.5 triệu Yên (khoảng 4,5 triệu Đôla Mỹ).

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 6, JFTC công bố Báo cáo về tình hình kiểm soát sáp nhập năm 2012. Theo báo cáo, số lượng hồ sơ tập trung kinh tế tiến hành thông báo theo quy định của Luật chống độc quyền có tăng lên so với năm trước. JFTC đã rà soát tổng cộng 349 thông báo trong năm 2012, so với 275 thông báo trong năm 2011.

Hàn Quốc: Trong ngày 10 tháng 6, Ủy ban Thương mại Lành mạnh  Hàn  Quốc (KFTC) quyết định phạt hai nhà sản xuất kính KCC và Hankuk số tiền 38.42 tỷ Won đối với hành vi ấn định giá. Hai nhà sản xuất đã bị phát hiện thỏa thuận với nhau để tăng mức giá kính phẳng lên thêm từ 10 15% trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Giám đốc bán hàng liên quan tới việc thực hiện hành vi trên cũng bị buộc tội theo luật hình sự.

Cũng tại thời điểm này, KFTC thông báo về việc rà soát chế tài xử phạt các hành vi phản cạnh tranh. Theo phương pháp mới, KFTC sẽ áp dụng hệ thống thang điểm để điều tra tính nghiêm trọng của các hành vi vi phạm. Các hành vi phản cạnh tranh sẽ được phân loại vào một trong các tình trạng như sau “cực kỳ nghiêm trọng”, “nghiêm trọng” và “nghiêm trọng vừa phải”. Phương pháp tiếp cận này hứa hẹn sẽ gia tăng mức xử phạt đối với các hành vi phản cạnh tranh ở “mức độ nghiêm trọng”.

Malysia: Vào ngày 2 tháng 6, báo chí Malaysia đã đưa tin Ủy ban Cạnh tranh Malyasia MyCC khởi xướng và điều tra hành vi phản cạnh tranh của các nhà điều hành trạm container ở tỉnh Penang. Cuộc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của Liên đoàn nhà sản xuất Malaysia và Liên đoàn vận chuyển liên quan tới việc tăng giá đồng loạt ở các trạm cầu cảng vào tháng 5 vừa qua.

Việt Nam: Ngày 25 tháng 5, Cục QLCT công bố Báo cáo thường niên năm 2012. Báo cáo cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh của Cục QLCT trong năm. Cụ thể, trong năm 2012, Cục QLCT đã tiến hành điều tra 12 vụ  việc hạn chế cạnh tranh, tiếp nhận và có ý kiến tham vấn cho 04 hồ sơ tập trung kinh tế. Ngoài ra, Cục QLCT cũng đã hoàn thành và công bố Báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh của 10 lĩnh vực kinh tế, bao gồm : xây dựng, bảo hiểm xã hội, dược phẩm và vận tải…

(Nguồn: Phòng Hợp tác Quốc tế)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương