Vụ việc mua bán được gửi tới ACCC để thông qua. Tuy nhiên, ACCC từ chối thông qua giao dịch này.
Ngày 18 tháng 7 năm 2018, ACCC đưa vụ việc ra Toà án Liên bang Úc khi cho rằng việc tiến hành giao dịch mua bán này có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể đối với thị trường dịch vụ vận chuyển đường sắt liên vận liên bang ở hành lang Bắc – Nam (chủ yếu giữa các bang Meibourne, Sydney và Brisbance) và hành lang Đông – Tây (chủ yếu giữa các bang Perth, Adelaide và Sydney), vi phạm điều 50 Luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng 2010. Cụ thể, ACCC cho rằng việc thực hiện giao dịch này sẽ cho phép Pacific National có khả năng thực hiện hành vi phân biệt đối xử với bên thứ ba có nhu cầu sử dụng ga đường sắt này khi tham gia vào thị trường vận chuyển đường sắt liên vận và theo đó có thể làm gia tăng rào cản gia nhập thị trường và tăng khả năng loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới. ACCC đề nghị Toà án Liên bang Úc không cho phép tiến hành giao dịch này.
Ngày 15 tháng 5 năm 2019, Toà án Liên bang Úc ra phán quyết chấp nhận cam kết của Pacific National rằng sẽ không thực hiện hành vi phân biệt đối xử với các bên thứ ba có nhu cầu sử dụng ga đường sắt này và phán quyết vụ việc mua bán đề xuất không vi phạm điều 50 của Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc. Tuy nhiên, Toà án Liên bang Úc cũng ghi nhận rằng nếu không có cam kết nói trên, có khả năng vụ việc đề xuất sẽ vi phạm điều 50 của Bộ luật bởi thẩm phán cho rằng cũng không thể loại trừ khả năng có bên thứ ba có nhu cầu tiếp cận với ga đường sắt này khi tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ đường sắt liên vận liên bang.
Không đồng ý với phán quyết của Toà án Liên bang Úc, các bên đều kháng cáo lên Tòa án tối cao Liên bang Úc. Liên quan đến nội dung kháng cáo, ACCC cho rằng việc sở hữu cảng ART sẽ cho phép Pacific National có khả năng và động cơ để thực hiện hành vi phân biệt đối xử với bên thứ ba tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển đường sắt liên vận liên bang, theo đó làm gia tăng rào rản gia nhập thị trường gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể vi phạm Điều 50 của Bộ luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc. Pacific National và Aurizon kháng cáo cho rằng vụ việc không có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường liên quan và tranh luận rằng Pacific National không có khả năng xác định khách hàng tiềm năng (những khách hàng không thể thực hiện chuyển đổi phương thức vận tải từ đường sắt sang đường bộ hoặc đường biển) để có thể thực hiện hành vi phân biệt giá. Họ cũng lập luận rằng, thậm chí khi Pacific National không mua lại nhà ga này, thì trong tương lai gần cũng không thể nhìn thấy khả năng có doanh nghiệp nào có nhu cầu tham gia vào thị trường vận tải đường sắt liên vận này. Do đó, không nhìn thấy khả năng vụ việc mua lại sẽ gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường vì tình trạng cạnh tranh trên thị trường vẫn sẽ không thay đổi trong thời gian tới.
Tòa án tối cao Liên bang Úc đã bác đơn kháng cáo của ACCC và ủng hộ quan điểm của Pacific National và Aurizon khi cho rằng theo như chứng cứ được đưa ra tại tòa, không có khả năng sẽ có doanh ngiệp mới tham gia thị trường trong thời gian tới, do đó thương vụ mua lại không có khả năng gây hạn hạn cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Tòa kết luận là thương vụ không vi phạm điều 50 (1) của Bộ luật và cho phép thương vụ được tiến hành mà không phải kèm theo bất kỳ cam kết nào.
Trong khi Facific và Aurizon đồng tình với phán quyết của Tòa án tối cao liên bang Úc, ACCC cho rằng họ sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng quyết định này. Ông Rod Sims, Chủ tịch ACCC nói rằng “kết quả này phản ánh một khó khăn thực sự trong việc thực thi điều khoản gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể”.