BVNTD

Trung Quốc đang thâu tóm nguồn tài nguyên dầu thế giới

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Sau đây là những thương vụ thể hiện Trung Quốc đang thâu tóm nguồn tài nguyên dầu thế giới.

1) 1,3 tỷ USD mua 45% cổ phần của dự án Alberta ở Canada

Thỏa thuận ký tháng 5 năm 2010: Tập đoàn đầu tư quốc gia Trung Quốc trả 817 triệu USD để có 45% cổ phần trong dự án năng lượng của Penn West Energy Trust, có tài sản 50.000 thùng/ngày. Họ cũng trả 435 triệu USD để có 5% cổ phần của chính Penn West.

Bối cảnh: Canada có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới, nhưng sản lượng lại rất nhỏ. Nước này cần có vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho việc phát triển các dự án mới ở Alberta Oil Sands, bao gồm cả dự án dầu đá phiến.

2) 1,9 tỷ USD mua 60% cổ phần 2 dự án ở Alberta

Thỏa thuận ký tháng 8 năm 2009: Petrochina trả 1,9 tỷ USD mua 60% cổ phần ở 2 dự án thuộc sở hữu của công ty Athabasca Oil Sands Corp.

Bối cảnh: Canada có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới, nhưng sản lượng lại rất nhỏ. Nước này cần có vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho việc phát triển các dự án mới ở Alberta Oil Sands, bao gồm cả dự án dầu đá phiến. 

3) 3 tỷ USD để đảm bảo việc vận chuyển dầu dài hạn từ Angola sang Trung Quốc

Thỏa thuận ký năm 2006: Ngân hàng nhà nước Eximbank Trung Quốc cung cấp khoản vay trị giá 3 tỷ USD cho Angola và đồng ý nhận nguồn dầu ổn định từ đó chảy về.

Bối cảnh: Chi tiêu chính phủ của Angola đã tăng gấp đôi lên 25 tỷ USD và có thể cần đến sự hỗ trợ từ IMF.

 

4) 3 tỷ USD để phát triển mỏ khí đốt ở Turkmenistan

Thỏa thuận ký tháng 6 năm 2009: Trung Quốc cho Turkmenistan vay 3 tỷ USD để phát triển mỏ khí đốt thiên nhiên South Yolotan và bảo lãnh cho các hình thức xuất khẩu. Trong thỏa thuận riêng biệt, Turkmenistan đã mở một đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc, cung cấp 40 tỷ mét khối khí mỗi năm kể từ 2013.

Bối cảnh: Lượng dầu này chiếm hơn một nửa nhu cầu khí của Trung Quốc lúc bấy giờ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu khí đốt từ khu vực Trung Á lớn nhất, hơn cả Nga. 

5) 3 tỷ USD đầu tư vào một mỏ dầu ngoài khơi Braxin

Thỏa thuận ký vào tháng 5 năm 2010: Tập đoàn nhà nước Sinochem mua 40% cổ phần ở mỏ dầu ngoài khơi Peregrino với giá 3,07 tỷ USD. Statoil, công ty năng lượng của Nauy là bên bán.

Bối cảnh: Statoil muốn bán để đầu tư vào lĩnh vực khác.

6) 3 tỷ USD mua 40% cổ phần trong công ty dầu mỏ của Argentina

Thỏa thuận ký tháng 5 năm 2010: Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc trả 3 tỷ USD cho tập đoàn Bridas của Argentina để mua 40% cổ phần tại công ty Pan American Energy LLC – hãng sản xuất dầu lớn thứ 2 của Argentina.

Bối cảnh: Công ty của Trung Quốc đã có mặt ở 23 mỏ dầu và khí đốt ở Argentina và Bolivia và muốn tăng cường sự hiện diện của mình trong hoạt động khai thác xa bờ.

7) 4,65 tỷ USD để mua 9% cổ phần trong một dự án lớn Alberta

Thỏa thuận ký tháng 4 năm 2010: Sinopec trả 4,65 tỷ USD để mua 9% cổ phần của Syncrude Canada.

Bối cảnh: Syncrude là nhà sản xuất dầu thô từ cát lớn nhất thế giới và nước này muốn mở rộng phát triển hơn nữa.

8) 4,9 tỷ USD để mua một công ty dầu ở Kazakhstan và xây dựng đường ống dẫn dầu tới Trung Quốc

Thỏa thuận ký năm 2005: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc mua lại công ty dầu Petrokazakhstan với giá 4,18 tỷ USD, vượt mặt các đối thủ đến từ Ấn Độ và Mỹ. Đây là vụ mua bán sáp nhập lớn nhất của một công ty Trung Quốc tại nước ngoài từ trước tới thời điểm đó.

Nhưng không dừng ở đó, Trung Quốc xây một đường ống dẫn dầu 700 triệu USD để thực hiện việc vận chuyển dầu từ Kazakhstan sang Trung Quốc.

9) 10 tỷ USD để tài trợ cho hoạt động thăm dò ngoài khơi ở Braxin

Thỏa thuận ký tháng 2 năm 2009: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Petrobras vay 10 tỷ USD để tài trợ cho thăm dò. Trong giao dịch liên quan, Petrobras đảm bảo xuất khẩu hơn 200.000 thùng/ngày sang Trung Quốc.

Thỏa thuận này làm tăng thêm mối quan hệ giữa Braxin và đối tác thương mại lớn nhất của họ. Khoản vay này có thể trả hểt trong năm nay bởi Petrobras xem xét bán cổ phần cho Sinopec để lấy tiền mặt.

10) 15 tỷ USD vào mỏ dầu Rumaila ở Irắc

Thỏa thuận ký tháng 10 năm 2009: Tập đoàn Xăng dầu Trung Quốc (CNPC) hợp tác với BP để khoan mỏ dầu khổng lồ Rumaila của Irắc. Chi phí dự kiến là 2 USD/thùng để sản xuất 100.000 thùng/ngày.

Bối cảnh: Trung Quốc xóa 80% nợ cho Irắc từ thời ông Saddam Husein trong nỗ lực củng cố quan hệ song phương. Trung Quốc cũng muốn tăng sự hiện diện của mình ở các mỏ dầu của Irắc. Bảo vệ mỏ dầu Rumaila (mỏ chiếm một nửa tổng sản lượng của Irắc lúc bấy giờ) là lý do cho cuộc tấn công của Saddam Hussein vào Kuwait trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên.

11) Quyền sở hữu đa số trong hợp đồng khoan mỏ dầu Halfaya của Irắc

Thỏa thuận ký tháng 1 năm 2010: PetroChina công bố có được 37,5% cổ phần trong mỏ dầu Halfaya, trữ lượng 4,1 tỷ thùng. Trong mỏ này, PetroChina sẽ sản xuất với chi phí ít hơn 1,75 USD/thùng. Đây được đánh giá là hợp đồng rẻ như bèo.

Bối cảnh: Trung Quốc xóa 80% khoản nợ từ thời ông Saddam Hussein cho Irắc để củng cố mối quan hệ song phương. Trung Quốc cũng nỗ lực tăng sự hiện diện của họ trong các mỏ dầu của Irắc.

12) Quyền sở hữu đa số trong hợp đồng khoan mỏ Missan của Irắc

Thỏa thuận được ký tháng 5 năm 2010: Công ty TNHH dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC Ltd), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia, cùng với chính phủ Iraq ký thỏa hợp tác khai thác mỏ dầu Missan với trữ lượng 2,5 tỷ thùng tại khu vực phía nam Irắc trong thời gian 20 năm.

Bối cảnh: Trung Quốc xóa 80% khoản nợ từ thời ông Saddam Hussein cho Irắc để củng cố mối quan hệ song phương. Trung Quốc cũng nỗ lực tăng sự hiện diện của họ trong các mỏ dầu của Irắc.

13) 20 tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp dầu của Sudan

Thỏa thuận ký vào cuối thập kỷ trước: Khoản đầu tư vào ngành công nghiệp dầu Sudan của Trung Quốc không được công khai. Một số báo cáo cho biết nguồn đầu tư tổng cộng 20 tỷ USD, và lượng tiền này không bao gồm việc vận chuyển vũ khí cho Sudan lúc bấy giờ.

Bối cảnh: Mối quan hệ của Trung Quốc với Sudan thường bị chỉ trích do tính chất bạo lực của chế độ ở Sudan, bao gồm cả cuộc xung đột Darfur. 

14) 20 tỷ USD để phát triển vành đai Orinoco ở Venezuela

Thỏa thuận ký tháng 5 năm 2010: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho Công ty Dầu khí Nhà nước Venezuela (PDVSA) vay 20 tỷ USD để phát triển hoạt động khai thác mỏ có trữ lượng gần 3 tỷ USD. PDVSA sẽ hoàn trả khoản vay bằng dầu. Trong một thỏa thuận liên quan, Trung Quốc đã đồng ý hỗ trợ xây dựng ba nhà máy nhiệt điện ở Venezuela.

Bối cảnh: Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 6 và sản lượng tương đối thấp. Ngành công nghiệp dầu mỏ kém phát triển của nước này muốn mở rộng thu hút đầu tư quốc tế.

15) 23 tỷ USD để xây dựng 3 nhà máy lọc dầu ở Nigieria

Thỏa thuận được ký tháng 5 năm 2010: Tổng công ty xây dựng công trình nhà nước Trung Quốc chi 23 tỷ để tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy lọc dầu có thể sản xuất 750.000 thùng dầu mỗi ngày ở Nigieria

Bối cảnh: Khoản tiền này dự kiến trả lại vào cuối năm khi Nigieria đấu giá hợp đồng tham gia khoan dầu ở ngoài khơi. Chính phủ Nigieria sẽ chỉ cung cấp hợp đồng cho các bên tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương và nền kinh tế.

16) 25 tỷ USD để xây dựng đường ống dẫn dầu từ Siberia đến Trung Quốc

Thỏa thuận được ký tháng 2 năm 2009: Trung Quốc đã cung cấp một khoản vay trị giá 25 tỷ USD cho Rosneft và Transneft, hai công ty dầu hàng đầu của Nga để xây dựng nhánh đường ống dẫn dầu “Đông Siberi – Thái Bình Dương. Theo một nguồn tin giấu tên, lãi suất của khoản vay này sẽ tính ở mức 6%.

Bối cảnh: Đây là động thái nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông của Trung Đông và mở rộng khu vực nhập khẩu của họ.

17) 25 tỷ đồng để tài trợ cho hai công ty dầu khí lớn của Nga

Thỏa thuận ký tháng 2 năm 2009: Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga bằng cách cho hai tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft và Transneft vay 25 tỷ USD. Hai hãng này sẽ bán cho Trung Quốc 15 triệu tấn dầu mỗi năm trong vòng 20 năm.

Bối cảnh: Hợp đồng này tương đương 10% lượng dầu nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc theo số liệu đến năm 2009. Một đường ống dẫn dầu mới giữa hai nước được thiết lập để triển khai hợp đồng này kể từ cuối năm. 

18) 4,1 tỷ USD để sản xuất LNG ở ngoài khơi bờ biển Úc

Thỏa thuận ký tháng 8 năm 2009: Công ty TNHH dầu khí ngoài khơi Trung Quốc chi 4,1 tỷ USD để mua quyền khai thác khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG từ Queensland của Úc trong vòng 20 năm. Thỏa thuận này sẽ cho phép 3,6 triệu tấn LNG được vận chuyển từ Úc sang Trung Quốc mỗi năm.

Bối cảnh: Thỏa thuận này được ca ngợi là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nước Úc. Quốc gia giàu tài nguyên mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc ngay cả khi giữa hai nước có nhiều tranh cãi liên quan đến bắt giam một quan chức của tập đoàn khoáng sản Rio Tinto. 

19) 70 tỷ USD mua khí thiên nhiên và dầu mỏ ở Iran

Thỏa thuận ký tháng 10 năm 2004: Công ty dầu nhà nước Sinopec của Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá 70 tỷ USD với Iran để mua dầu và khí thiên nhiên hóa lỏng. Thỏa thuận này sẽ cho phép 250 triệu tấn LNG chảy về Trung Quốc trong 30 năm.

Bối cảnh: Trung Quốc tiếp tục theo đuổi thỏa thuận dầu khí với Iran trong khi chính phủ Mỹ ngày càng khó chịu hơn những hành động này.

Theo Business Insider

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương