BVNTD

Tương lai nào cho sáp nhập tại Mỹ

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

AT&T và T-Mobile lần đầu thông báo thông tin về vụ sáp nhập họ dự định trong tháng 2 năm 2011. Trước đây, đã có những cuộc thương lượng giữa T-Mobile và Sprint, nhưng những cuộc thương lượng này đã bị trì hoãn trong tháng 9 năm 2009.

Cả Bộ Tư pháp và đối thủ cạnh tranh Sprint đã đệ đơn kiện trong vòng 1 tuần để khiến cho vụ sáp nhập của AT&T và T-Mobile không thực hiện được. Vụ kiện của Sprint đã được đánh dấu là vấn đề trả thù nhỏ nhen, nhưng tất cả các vấn đề liên quan đến vụ kiện của Bộ Tư pháp tập trung ở một câu hỏi: điều gì khiến vụ sáp nhập này đáng giá để chính phủ hành động?

Sự quan tâm mà bất kỳ vụ sáp nhập nào có được đều liên quan đến quy mô. Nếu hai công ty tư nhân nhỏ hơn muốn sáp nhập, có thể sẽ có ít sự tức giận. Công chúng có thể vẫn có cơ hội tiếp cận với dịch vụ thông thường của họ, và có thể nhận ra ít khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi. Trong khi về mặt lý thuyết, công chúng có lợi do có hai công ty như vậy sáp nhập, công ty có thể phải đối mặt với chi phí gia tăng, do công ty không phải bán giá rẻ hơn để cạnh tranh.

Trong trường hợp hai công ty khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông này có tranh cãi lớn về việc ai sẽ có lợi. AT&T lập luận trong một tuyên bố về lợi ích của công chúng rằng vụ sáp nhập sẽ tạo ra nhiều việc làm cho công nhân và sẽ giúp công chúng bằng cách “giảm số các cuộc gọi bị rớt và bị chặn, gia tăng tốc độ truyền dữ liệu, cải thiện phủ sóng trong các tòa nhà, và mở rộng mạnh mẽ việc triển khai công nghệ di động thế hệ mới.” Cơ bản là, AT&T sẽ mua lại quang phổ của T-Mobile và sẽ cải thiện tốc độ truyền dữ liệu của mình. Quang phổ, lát cắt của mạng lưới băng thông rộng mà một người sử dụng số liệu điện thoại thông minh cần, đang được khai thác thống nhất, do khách hàng tải các dịch vụ internet và video về các thiết bị di động của mình. Bên cạnh đó, AT&T có thể tiếp cận được với tất cả các tháp di động của T-Mobile. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi 12 tháng, kết nối có khả năng sẽ không đồng nhất hoặc hoàn toàn không kết nối được trong vài giờ. Hơn nữa, gói cước dịch vụ của AT&T đắt đến nỗi nếu so sánh với T-Mobile (so sánh 30 cent/tin nhắn hoặc $20/tháng không giới hạn số tin nhắn với 15 cent/tin nhắn hoặc $15 không giới hạn số tin nhắn), không nghi ngờ gì rằng các gói cước của AT&T sẽ thắng thế, nếu chỉ để tăng lợi nhuận đã rất lớn của công ty này.

Lý do của Bộ Tư pháp là vụ sáp nhập sẽ xóa bỏ T-Mobile, mà theo như các báo cáo về lợi ích công cộng của T-Mobile, là một ‘nhà phát minh chắp vá’ mà đã phát minh ra máy cầm tay sử dụng hệ điều hành Android đầu tiên, là Sidekick, việc sử dụng các điểm truy cập mạng không dây toàn quốc và các gói dịch vụ không giới hạn. Theo Bộ Tư pháp, những thành tựu này chứng minh rằng T-Mobile không phải là một nhà cung cấp gặp khó khăn, mà chính là sự cạnh tranh mà AT&T muốn đã mất đi. Bây giờ, để ngăn chặn vụ sáp nhập, Bộ Tư pháp phải chứng minh một cách thành công rằng vụ sáp nhập này là điểm khởi đầu của một nỗ lực để khoét túi tiền của khách hàng.

Thú vị nhất và đáng nói nhất là sự im lặng hoàn toàn của Verizon. Công ty di động khổng lồ này đã không tuyên bố một lời nào để ủng hộ, hay phản đối vụ sáp nhập này. Liệu chúng ta có nên coi sự im lặng này là một dấu hiệu của tương lai ảm đạm của lĩnh vực điện thoại di động?

                                                                                Bảo Anh Nguồn: Bloomberg

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương