BVNTD

Ủy ban Châu Âu mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Apple

22/06/2020

     Cuộc điều tra chống độc quyền với Apple xuất phát từ một khiếu nại vào năm ngoái bởi Spotify- Công ty có ứng dụng phát nhạc trực tuyến cạnh tranh với ứng dụng Apple Music. Spotify và một số công ty khác đã khiếu nại Apple vì hành vi áp dụng các quy tắc và mức tính phí lên tới 30% đối với các dịch vụ kỹ thuật số được bán thông qua Apple Store. Vào tháng 3 năm 2020, Ủy ban Châu Âu cũng nhận được đơn khiếu nại tương tự từ một nhà phân phối sách điện tử và sách nói đối với Apple.

     Hiện nay, các công ty muốn cung cấp sản phẩm của mình thông qua Apple Store phải đồng ý với các điều khoản và điều kiện của Apple, bao gồm chia sẽ dữ liệu với Apple và cho Apple phần trăm trong doanh thu được thực hiện thông qua các ứng dụng trên Iphone và Ipad.

     Spotify cho biết công ty đã tăng giá thuê bao hàng tháng từ 10 đô la lên 13 đô la vào năm 2014 để bù đắp cho các chính sách của Apple. Tuy nhiên, một năm sau, Apple đã ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến của mình- Apple Music có giá thuê bao hàng tháng là 10 đô la. Chính vì vậy, Spotify đã quyết định rút khỏi hệ thống thanh toán Apple Store với mục đích đưa giá thuê bao hàng tháng xuống còn 10 đô la. Hành động này khiến cho việc đăng ký dịch vụ trả phí của Spotify trở nên phức tạp hơn: khách hàng phải truy cập vào một trang web để thực hiện đăng ký thay vì đăng ký ngay trong ứng dụng như trước.

     Ngày 15/06/2020, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền  nhằm xác định các điều khoản của Apple áp đặt đối với các nhà phát triển ứng dụng có vi phạm Luật chống độc quyền hay không.

     Đại điện Ủy ban Châu Âu cho biết “Apple giữ vai trò “người gác cổng” trong việc phân phối các ứng dụng và nội dung số cho người dùng các thiết bị của Apple. Vì vậy, chúng tôi cần đảm bảo rằng các quy tắc của Apple không làm méo mó các thị trường mà Apple đang cạnh tranh với các nhà phát triển ứng dụng khác”.

     Bên cạnh App Store, Ủy ban Châu Âu cũng xem xét khả năng vi phạm pháp luật chống độc quyền của Apple Pay tại EU. Trước đó, Apple được cho là đã hạn chế quyền truy cập của iPhone và Apple Watch vào tính năng NFC- kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn giúp người dùng thanh toán bằng điện thoại  Điều này khiến các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác không thể sử dụng NFC cho ứng dụng thanh toán của họ.

     Đại diện Công ty Apple cho biết các khiếu nại cho rằng họ vi phạm luật chống độc quyền là vô căn cứ.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương