BVNTD

Ủy ban tự vệ Indonesia ra thông báo áp thuế tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng Sợi bông (trừ chỉ khâu) nhập khẩu vào Indonesia

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Ngày 17 tháng 02 năm 2011 trên website của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban tự vệ Indonesia đã ra thông báo áp thuế tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng Sợi bông (trừ chỉ khâu) nhập khẩu vào Indonesia.

  1. Thông tin chung

– Ngày 25/6/2010 Ủy ban tự vệ Indonesia (Cơ quan điều tra) đã tiến hành điều tra đối với mặt hàng Sợi bông (trừ chỉ khâu), mã HS 5205 và 5206, nhập khẩu vào Indonesia. Ngày 09/7/2010 Indonesia thực hiện thông báo lên WTO theo nghĩa vụ của nước thành viên WTO. Ngày 16/7/2010 Ban Thư ký WTO đã công bố quyết định điều tra của Indonesia (G/SG/N/6/IDN/11).

Giai đoạn điều tra (khoảng thời gian trong đó số liệu về vụ việc được thu thập và phân tích): 03 năm (2007, 2008 và 2009).

Sản phẩm bị điều tra: Mặt hàng sợi bông (trừ chỉ khâu).

Mã HS

Mô tả

5205

Sợi bông (trừ chỉ khâu), có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, chưa đóng gói để bán lẻ

5206

Sợi bông (trừ chỉ khâu), có tỷ trọng bông dưới 85% trở lên, chưa đóng gói để bán lẻ

Nguyên đơn của vụ kiện: Hiệp hội công nghiệp dệt may Indonesia (API).

  1. Thông tin về sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước của Indonesia

– Sự gia tăng nhập khẩu

Theo Cơ quan điều tra Indonesia thì thị phần nhập khẩu mặt hàng sợi bông đã tăng trong giai đoạn 2007-2009, trong khi thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm trong cùng kỳ. Do thị phần suy giảm nên dẫn tới doanh thu của ngành sản xuất trong nước giảm, công suất giảm, việc làm giảm. Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể trong khoảng thời gian điều tra, trong đó năm 2009 là năm mà ngành sản xuất trong nước phải chịu thiệt hại nặng nề nhất.

– Các biến động không lường trước được

Sự gia tăng đáng kể của sợi bông nhập khẩu phản ánh sự sụt giảm về cầu không lường trước được và dư thừa công suất và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bắt đầu từ năm 2006 nhập khẩu sợi bông vào Indonesia bắt đầu tăng và tăng mạnh trong năm 2008 và sụt giảm năm 2009. Tuy nhiên hàng nhập khẩu tiếp tục tăng tương đối so với sản xuất của ngành sản xuất trong nước trong năm 2009.

Hơn nữa, trước khi có cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ Indonesia đã ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) và loại bỏ một số biểu thuế nhập khẩu trong các Hiệp định này, trong đó có sợi bông. Do vậy nếu biết trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thì Chính phủ Indonesia đã không đưa vấn đề dệt may vào trong các cuộc đàm phán.

  1. Xác định thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước Indonesia

– Trong giai đoạn 2007-2009 thị phần nhập khẩu đã tăng trong khi thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm. Ngành sản xuất trong nước bị giảm doanh thu, thị phần giảm, dẫn đến suy giảm sản xuất và công suất. Sản lượng thấp, năng suất giảm.

– Việc làm giảm 7 điểm chỉ số trong giai đoạn 2007-2008 và giảm 13 điểm chỉ số trong giai đoạn 2008-2009.

– Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng trong giai đoạn điều tra, trong đó năm 2009 ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại lớn nhất. Các khoản lỗ trong năm 2009 là do những nỗ lực của ngành sản xuất trong nước nhằm tăng thị phần bằng cách giảm giá bán.

  1. Mối quan hệ nhân quả

Cơ quan điều tra Indonesia đã đưa ra kết luận về các yếu tố của ngành sản xuất trong nước: giảm doanh thu, giảm thị phần, sản xuất giảm, lợi nhuận giảm dẫn đến ngành sản xuất trong nước bị lỗ là do sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu.

  1. Các yếu tố khác

– Xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước

Kim ngạch xuất khẩu sợi bông trong năm 2008 và 2009 tăng do giá xuất khẩu cao hơn giá tại thị trường nội địa. Điều này phản ánh ngành sản xuất trong nước phải giảm giá bán để tăng thị phần. Cơ quan điều tra kết luận rằng việc xuất khẩu này không phải là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

– Máy móc thiết bị

Công nghệ của ngành sản xuất trong nước luôn được cải tiến, đồng thời cần phải nâng cấp máy móc để khôi phục khả năng cạnh tranh trong dài hạn, đó là một phần trong chương trình tái cơ cấu. Chất lượng và chủng loại hàng hóa do ngành sản xuất trong nước sản xuất có thể so sánh và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

  1. Kết luận của Cơ quan điều tra Indonesia

Cơ quan điều tra Indonesia đã kết luận có mối quan hệ tương quan giữa sự gia tăng đáng kể của mặt hàng sợi bông nhập khẩu với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn điều tra.

Mức thuế tự vệ được áp dụng

Ngày 09/02/2011, Cơ quan điều tra Indonesia đã gửi thông báo áp thuế tự vệ toàn cầu trong thời gian 3 năm lên WTO với các mức thuế cụ thể như sau :

Năm thứ nhất:   40.687 Rupiah / 1kg

Năm thứ hai:                 38.144 Rupiah / 1kg

Năm thứ ba:                  35.601 Rupiah / 1kg

Thông báo về áp thuế tự vệ mặt hàng Sợi bông: N10IDN4.doc

  1. Kiến nghị của Cục Quản lý cạnh tranh

Bản chất của biện pháp tự vệ là được áp dụng đối với mặt hàng sợi bông nhập khẩu vào Indonesia, không phân biệt xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa đó và là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Do đó, khả năng loại trừ Việt Nam ra khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên là khó có thể xảy ra, vì đây là vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể nghiên cứu về vấn đề đền bù thương mại (Điều 8.1 Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO và Điều XXVIII.2 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994) theo các hướng sau:

(1)   Đề xuất với các cơ quan hữu quan của Việt Nam tham vấn với Chính phủ Indonesia về việc giảm thuế đối với một số sản phẩm dệt may xuất khẩu khác của Việt Nam vào Indonesia; hoặc

(2)   Đề nghị với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nghiên cứu vấn đề tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng có giá trị tương ứng từ Indonesia.

Thông báo về áp thuế tự vệ mặt hàng Sợi bông: N10IDN4.doc

 

                                                                                                                            (Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương